Đôi khi, chúng ta chỉ cần sếp nói, “Tôi đang lắng nghe bạn.”

Mong muốn này không dựa trên tính cách của một người mà thực tế, con người cần có sự đồng cảm.

Nghiên cứu được thực hiện bởi nhà tâm lý học James A. Coan của Đại học Virginia bằng cách sử dụng MRI để đo phản ứng của đối tượng nghiên cứu đối với các mối quan hệ với bản thân, bạn bè và người lạ. Coan kết luận rằng con người cần có những người bạn và đồng minh có thể sát cánh và coi họ giống như chính bản thân mình.

Một nghiên cứu gần đây từ Catalyst cho thấy rằng các nhà lãnh đạo công ty thể hiện sự đồng cảm sẽ giúp thúc đẩy sự cống hiến, sáng tạo và đổi mới của nhân viên.

Catalyst đã khảo sát 900 nhân viên Hoa Kỳ làm việc trong nhiều ngành khác nhau để hiểu sự đồng cảm của lãnh đạo đã tác động lên nhân viên như thế nào. Những nhân viên có lãnh đạo cấp cao thấu hiểu cho thấy mức độ sáng tạo (61%) và mức độ gắn bó (76%) cao hơn so với những nhân viên có lãnh đạo cấp cao ít đồng cảm hơn (lần lượt là 13% và 32%).

“Đồng cảm là một kỹ năng quan trọng để phát triển các kết nối và khuyến khích sự hợp tác ở nơi làm”, Lorraine Hariton, Giám đốc điều hành của Catalyst, cho biết: “Nghiên cứu này cung cấp lộ trình cho các nhà lãnh đạo cấp cao thiết lập tốt một tổ chức mà trong đó nhân viên của họ có thể đạt được thành công thông qua đại dịch và thậm chí có thể hơn thế nữa.”

Nghiên cứu chỉ ra rằng sự đồng cảm là kỹ năng: thứ nhất, kết nối với những người khác để hiểu suy nghĩ, quan điểm và cảm xúc của họ; thứ hai, thể hiện sự quan tâm, chú ý đến những suy nghĩ, cảm xúc đó.

Các nhà nghiên cứu đã đánh giá sự đồng cảm bằng cách phỏng vấn những nhân viên về tần suất mà người quản lý và lãnh đạo cấp cao của họ thể hiện sự đồng cảm với ba khía cạnh: sự đồng cảm về nhận thức, hoặc tương tác với nhân viên để hiểu suy nghĩ, cảm xúc và quan điểm của họ; sự đồng cảm về tình cảm, chia sẻ hoặc thể hiện sự tương đồng với những cảm xúc của nhân viên và sự đồng tình trong hành vi, hoặc hành động giao tiếp và thể hiện sự đồng tình đó với nhân viên của mình.

Điểm nổi bật của kết quả khảo sát cho thấy:

  • Các nhà lãnh đạo tôn trọng hoàn cuộc sống của nhân viên, hỗ trợ cả cuộc sống và công việc sẽ thúc đẩy sự hòa nhập của nhân viên so với các nhà lãnh đạo ít quan tâm hơn.
  • Phụ nữ da màu có các nhà lãnh đạo cấp cao thấu hiểu ít kêu ca tình trạng kiệt sức tại nơi làm việc hơn so với những phụ nữ có lãnh đạo cấp cao ít có sự đồng cảm.
  • Phụ nữ da màu có các nhà lãnh đạo cấp cao thấu hiểu cho biết họ ít có ý định rời bỏ tổ chức hơn những người có các nhà lãnh đạo ít có sự đồng cảm.
  • Phụ nữ (đa chủng tộc và sắc tộc) có những nhà quản lý đồng cảm cao, ít phàn nàn về tình trạng kiệt sức tại nơi làm việc liên quan đến Covid-19 hơn so với những người có nhà quản lý ít có sự quan tâm, thấu hiểu.

Để giúp các nhà lãnh đạo thể hiện tốt hơn sự đồng cảm với nhân viên, nghiên cứu đưa ra những lời khuyên sau:

  • Hãy đặt mình vào trường hợp của nhân viên
  • Cảm thấy lo lắng hoặc có những cảm xúc tương tự như nhân viên của mình
  • Thể hiện sự lắng nghe tích cực và mong muốn hiểu thêm về cảm xúc, suy nghĩ và quan điểm của nhân viên

Tác giả của nghiên cứu, Tara van Bommel, cho biết: “Sự tập trung của nghiên cứu này chính là cho thấy tầm quan trọng hơn bao giờ hết sự đồng cảm của các nhà lãnh đạo với nhân viên – đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch, Tác giả của nghiên cứu, Tara van Bommel, cho biết. sự đồng cảm không chỉ là cảm xúc dễ có mà còn là một kỹ năng thiết yếu cần thiết cho công việc.”

Theo: Industryweek