Xây dựng quan hệ hợp tác giữa cấp trên và cấp dưới luôn là một yếu tố mà bất kỳ người quản lý hay giám sát viên nào cũng cần phải chú trọng từ trước tới nay để trở thành một người lãnh đạo thành công. Tuy nhiên, lại có một số ý kiến cho rằng, cấp dưới mới là người cần phải chịu trách nhiệm cho mối quan hệ này. Điều đó dẫn tới sự xuất hiện của nhiều loại mâu thuẫn giữa lãnh đạo và nhân viên nhưng ít ai nhận ra hay có phương pháp giải quyết phù hợp. Vậy những mâu thuẫn ấy có thể ảnh hưởng như thế nào tới nhà máy của anh/chị? Bài viết dưới đây sẽ là năm vấn đề có thể xảy ra khi có sự mâu thuẫn giữa cấp trên và cấp dưới.

1️⃣ Quản lý khó nắm bắt được tiến độ công việc của nhân viên

Sự mâu thuẫn và bất đồng trong mối quan hệ giữa các bên là nguyên nhân chính gây ra sự thiếu rõ ràng và hiệu quả trong việc truyền đạt yêu cầu công việc hoặc thông tin liên quan có thể gây hiểu lầm hoặc sự không chắc chắn trong việc thực hiện công việc. Hơn nữa, khi không có sự tin tưởng giữa quản lý và nhân viên, thông tin về tiến độ công việc có thể bị che giấu hoặc sai lệch.

2️⃣ Nhân viên mất hứng thú, không cẩn trọng trong công việc

Mâu thuẫn liên tục có thể làm suy giảm tinh thần làm việc của cả cấp trên và cấp dưới. Nhân viên có thể cảm thấy thiếu động viên và không cảm thấy được đánh giá cao dẫn tới công việc chỉ được làm qua loa hoặc cho xong chứ không được chú trọng tới chất lượng.

3️⃣ Cấp dưới từ chối công việc được phân công

Vấn đề nhân viên từ chối công việc được phân công từ cấp trên có thể xuất phát từ việc họ cảm thấy không được tôn trọng bởi người quản lý. Điều này xảy ra chính từ sự mâu thuẫn và hiểu lầm ở cả hai bên. Vì thế, người lãnh đạo cần có phương pháp phù hợp để có được sự hòa hợp với cấp dưới của mình.

4️⃣ Tăng tỷ lệ nghỉ việc ở cấp dưới

Khi làm việc trong một môi trường không có tiếng nói chung giữa quản lý và cấp dưới, nhân viên sẽ dễ bị căng thẳng suy thoái tinh thần làm việc và có xu hướng tìm một môi trường tốt hơn. Nhân viên nghỉ việc là một vấn đề, nhưng nghiêm trọng hơn là nghỉ việc đột xuất mà người quản lý không thể kiểm soát được. Đó sẽ là nguyên nhân khiến cho công việc trong nhà máy, doanh nghiệp trở nên lộn xộn và đầu ra công việc cũng sẽ bị ảnh hưởng. 

5️⃣ Giảm hiệu suất công việc và chất lượng sản phẩm

Có thể thấy rằng bốn vấn đề được đề cập ở trên đều dẫn tới một hậu quả nghiêm trọng, đó chính là làm giảm hiệu suất công việc. Đồng thời, sự mâu thuẫn khiến cho việc giao tiếp trở nên thiếu hiệu quả, thông tin và hướng dẫn có thể được hiểu sai lệch và không rõ ràng. Điều này dẫn tới sai sót trong chất lượng sản phẩm, gây tốn thời gian và nguồn lực trong doanh nghiệp.

Xây dựng mối quan hệ với cấp dưới là một trong những kỹ năng lãnh đạo mà bất kỳ cấp trên nào cũng cần phải có. Việc nhân viên có thái độ hợp tác với lãnh đạo không chỉ nằm ở tính cách của người quản lý, để làm được điều đó người lãnh đạo cũng cần phải được đào tạo bài bản thông qua kinh nghiệm hay các khóa học đào tạo quản đốc.

___________________________

Để không bỏ lỡ cơ hội được trao đổi với những chuyên gia và quản lý trong ngành sản xuất, quý vị vui lòng tham gia vào nhóm: QUẢN LÝ SẢN XUẤT CHUYÊN NGHIỆP