Tuy nhiên, tồn tại không ít những doanh nghiệp nhận thức được công tác đào tạo của họ không hiệu quả trong việc đạt được mục tiêu về nhân sự hay hiệu suất làm việc. Thậm chí, có những nơi còn coi việc đào tạo tại doanh nghiệp như một khoản cắt giảm chi phí càng nhiều càng tốt. Điều này cũng chính là vấn đề lớn mà rất nhiều các doanh nghiệp tại Việt Nam đang gặp phải. Vì vậy, VPMC sẽ đưa ra một số khó khăn trong công tác đào tạo, huấn luyện tại doanh nghiệp ở bài viết dưới đây nhằm giúp những doanh nghiệp có thể sớm nhận ra được vấn đề và có phương án giải quyết phù hợp nhất:

1. Khó bố trí thời gian đào tạo

Đa số nhân sự tại các doanh nghiệp đều có kế hoạch bận rộn tối đa không chỉ là lịch trình làm việc mà còn là cuộc sống gia đình. Vì thế mà khi có kế hoạch đào tạo tại doanh nghiệp mà họ công tác, các quản lý, nhân viên sẽ cảm thấy căng thẳng hơn dẫn tới xu hướng bỏ việc hoặc học qua loa gây ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo.

2. Chi phí đào tạo eo hẹp

Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn đạt hiệu quả công việc tối đa nhưng vẫn phải tối ưu chi phí. Trong khi đó, việc thuê, mua các thiết bị, giảng viên hay chi phí thời gian của nhân viên cũng là những yếu tố khiến cho công tác đào tạo tại doanh nghiệp trở nên tốn kém. Đây chính là vấn đề lớn khiến cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ luôn phải đau đầu để đưa ra phương án phù hợp.

3. Khó khăn trong xác định đúng nhu cầu đào tạo

Chương trình đào tạo được thiết kế phải đúng với nhu cầu thực tiễn tại doanh nghiệp bởi chỉ cần đào tạo thừa hay thiếu cũng đều mang lại thiệt hại lớn cho doanh nghiệp. Có rất nhiều doanh nghiệp chỉ đào tạo chung chung hoặc không đủ cá nhân hóa những vai trò và kỹ năng cụ thể khiến cho nhân viên không thể phát triển, đồng thời gây tổn thất về thời gian và chi phí đào tạo.

4. Không có cán bộ phụ trách đào tạo đủ năng lực

Các doanh nghiệp hiện nay đều mong muốn tìm kiếm được những cán bộ phụ trách đào tạo có khả năng xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với doanh nghiệp. Trong khi đó, nguồn ứng viên này trên thị trường rất hiếm hoặc chỉ đủ khả năng quản lý công tác đào tạo về mọi mặt hành chính. Điều này làm quá trình triển khai kế hoạch đào tạo tại các doanh nghiệp bị trì hoãn, không hiệu quả.

5. Khác biệt về thói quen và chuyên môn học tập

Mỗi cá nhân sẽ có một cấp bậc chuyên môn khác nhau, vì vậy mà mức độ tiếp nhận và hiểu biết sẽ khác nhau, cùng với đó là sự đa dạng trong thói quen học tập ở mỗi người. Nếu doanh nghiệp không có sự phân bổ kiến thức rõ ràng ở mỗi lớp học, thì chắc chắn hiệu quả đào tạo sẽ không được đảm bảo. 

Năm vấn đề được nêu trên đều là những khó khăn mà rất nhiều doanh nghiệp gặp phải trong quá trình triển khai chương trình đào tạo. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có phương pháp giải quyết phù hợp cho quá trình đào tạo như cử thành viên của công ty học tại các lớp học, chương trình đào tạo có sự tham gia của nhân sự tại công ty khác cùng với sự tư vấn của những chuyên gia cùng lĩnh vực nhằm học hỏi, giao lưu và tích lũy về cho doanh nghiệp thêm nhiều kinh nghiệm mới mẻ.