1. Không thể hoàn thành công việc một cách trọn vẹn. 

Một người quản lý ôm quá nhiều việc có thể khiến cho công việc trở nên “khó tiêu hóa” và không được hoàn thành một cách trọn vẹn. Điều này sẽ dẫn tới hiệu suất tổ chức trong doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng. Khi một công việc không thể được hoàn thành, toàn bộ tổ chức có thể chịu thiệt hại rất lớn.

2. Tạo ra một môi trường làm việc không lành mạnh.

Quản lý sẽ dễ bị căng thẳng nếu có quá nhiều công việc cần phải giải quyết. Sự căng thẳng đó có thể truyền tới cấp dưới, khiến cho cấp dưới bị áp lực và giảm sự hài lòng, thậm chí gây ra mâu thuẫn giữa các bên. Hơn nữa, nếu người lãnh đạo không biết phân chia công việc hợp lý cho cấp dưới thì sẽ xuất hiện thói quen ỷ lại của nhân viên, tạo ra một môi trường làm việc không lành mạnh.

3. Đánh mất những cấp dưới tài năng.

Có rất nhiều nhà lãnh đạo quan niệm rằng “Quản lý là có thể làm tất cả các công việc một cách tốt nhất”. Tuy nhiên, có những phần việc mà cấp dưới có thể làm tốt hơn bởi họ là người trực tiếp làm những công việc dù là nhỏ nhất nên sẽ hiểu nhất về cách làm sao cho hiệu quả. Vì thế, nhân viên có thể cảm thấy không thể phát triển tại doanh nghiệp và dẫn tới nghỉ việc.

4. Hạn chế sự sáng tạo.

Nếu những công việc khó chỉ được phân cho người quản lý thì những ý tưởng mới sẽ không được khám phá và phát triển và trở nên giảm dần, bởi thời gian cho sáng tạo là không đủ khi mà người lãnh đạo còn một “mớ” công việc cần phải giải quyết. Hơn nữa, khi cấp dưới không được thử thách bởi công việc mới, họ cũng sẽ dần mất hứng thú động lực để làm việc.

Tất cả những hậu quả được VPMC đề cập ở trên suy cho cùng cũng sẽ đều gây thiệt hại và làm mất hiệu suất công việc cho doanh nghiệp. Để trở thành một nhà lãnh đạo chuẩn mực trong mắt cả cấp trên và cấp dưới, người quản lý không chỉ có hiểu biết tốt về mặt chuyên môn nơi họ công tác, mà còn phải trau dồi kỹ lưỡng các kỹ năng về lãnh đạo mà cụ thể một trong số đó là kỹ năng chỉ dẫn cấp dưới.