Taichi Ohno, người sáng lập Hệ thống sản xuất Toyota, đã xác định được bảy dạng lãng phí và những người trong lĩnh vực sản xuất đã thêm một lãng phí thứ tám: lãng phí nguồn nhân lực. Tôi đề xuất lãng phí thứ chín: sự lãng phí của việc suy nghĩ quá mức cần thiết.

Tính lý trí đóng một vai trò quan trọng trong nền văn hóa phương Tây. Nguồn gốc của nó được bắt nguồn từ Socrates – một triết gia người Hy Lạp cổ đại. Nó được định nghĩa lại trong thời kỳ Phục hưng và được phát triển như một ngôn ngữ khoa học. Thực sự, lý trí là cần thiết trong cả  công việc  và cuộc sống của mỗi cá nhân chúng ta. Tuy nhiên, việc suy nghĩ lý trí quá nhiều có phải là một điều tốt?

Hầu hết thời còn là học sinh, chúng ta đều giơ tay phát biểu trong lớp và được thầy cô khen thưởng vì đã tích cực suy nghĩ chứ không phải là lười suy nghĩ. Khi đi làm, hầu hết các nhà lãnh đạo trong công ty đều lấy hình mẫu kinh doanh từ những con người điều hành “xuất sắc” như Jack Welch của những năm 1990 hay như ngày nay là Elon Musk. Chúng ta thường nhầm tưởng thành công của họ là do có lối suy nghĩ khác biệt so với người thông thường. Chúng ta học hỏi theo họ và hình thành thói quen suy nghĩ quá nhiều (Over think) – và cảm thấy điều đó tốt, trở thành một thói quen khó bỏ.

Hầu như mọi người sẽ bị mắc kẹt trong việc suy nghĩ quá nhiều trước sự chỉ trích từ sếp, một lời trách móc nhẹ nhàng của bạn bè hay một khoản đầu thua lỗ. Ai trong mỗi chúng ta đều từng có một lần tự độc thoại nội tâm rằng: “Mình có thể làm điều này không? Mình có nên làm vậy không? Lỡ đâu mình làm sai thì sao? Mình nên tham khảo thật nhiều. Mình muốn mọi thứ phải thật cầu toàn”. Trên thực tế, nhà nghiên cứu Jordan Poppenk đã đo lường vận tốc suy nghĩ của các cá nhân trong các thí nghiệm mà ông đo thời gian của mỗi suy nghĩ. Số liệu thu được rằng mỗi người trung bình có 6.200 suy nghĩ mỗi ngày tức là cứ sau 10 giây thì có một suy nghĩ. Khi chúng ta để suy nghĩ thái quá trở thành thói quen, chúng ta thường sẽ bị xoáy sâu vào nó và rơi vào sự lãng phí thứ 9 – Over thinking. Bạn có thể làm gì để giảm suy nghĩ quá mức? Dưới đây là một vài lời khuyên dành cho bạn.

  • Hãy hiểu rằng suy nghĩ của bạn chỉ là một công cụ, và đừng bao giờ tin rằng đó là “sự thật”.
  • Hiểu rằng tâm trí của bạn có vô số thành kiến ​.
  • Hãy đi và xem các tình huống thực tế hơn là cố gắng hiểu chúng từ xa.
  •  Có cho mình một bài học thực tế, định hướng hành động theo  người chỉ dẫn của mình
  • Khi bạn thấy mình bị lạc trong một vòng lặp khó khăn, hãy tự hỏi bản thân: “Vấn đề tôi đang cố gắng giải quyết là gì?”
  • Đừng suy nghĩ vội vàng trừ khi tính mạng đang gặp rủi ro.
  • Hãy coi những suy nghĩ của bạn chỉ là giả thuyết và kiểm tra chúng trong một thử nghiệm hoặc thực tế.
  • Hãy biến chánh niệm (Mindfulness) thành trạng thái tâm trí mặc định của bạn.

Một phương pháp thực hành tinh gọn hiệu quả sẽ làm cho chánh niệm (Mindfulness) trở thành trạng thái mặc định. Và từ đó  giúp giảm bớt những suy nghĩ thừa thãi . Sau đó, các nhà lãnh đạo và các chuyên gia Lean sẽ tập trung vào việc xác định các giải pháp (hoặc các biện pháp đối phó), phát triển năng lực của mọi người tốt hơn và trở thành chất xúc tác hiệu quả hơn để thực hiện Lean nhanh chóng.