Một sự kiện quan trọng đã xảy ra vào đầu năm 2020 đã đánh dấu sự thay đổi trong cách thức giao tiếp của con người. Đại dịch COVID-19 kéo đến một cách đột ngột và trở thành rào cản làm hạn chế khả năng tương tác giữa con người và doanh nghiệp.

Nhiều người trong chúng ta bị cách ly trong nhà của mình, bị cách biệt với xã hội và buộc phải làm việc từ xa. Nhiều tháng, rồi nhiều năm trôi qua. Chúng ta đã tham gia nhiều cuộc họp trực tuyến với nhiều sự thay đổi trong cách thức giao tiếp.

Thay đổi trong giao tiếp

Chỉ qua một đêm, các nền tảng họp online đã gây bão khắp thế giới và nhiều người trong chúng ta sớm mắc phải căn bệnh kỹ thuật số được gọi là virtual fatigue (mệt mỏi trực tuyến) (chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, mất sức và cảm thấy chán chường khi phải làm việc trực tuyến quá nhiều). Trên thực tế, chúng ta được gọi là thế hệ kỹ thuật số tiên phong, hòa mình vào không gian trên mạng với tất cả sự ngây thơ và vui vẻ nhưng thiếu đi sự hiểu biết.

Bạn có biết Glossophobia nghĩa là gì không?

“Glossophobia” là một thuật ngữ chỉ nỗi sợ hãi khi phải thuyết trình và nói trước đám đông. Nhiều nguồn báo cáo chỉ ra rằng có tới 77% dân số mắc hội chứng sợ nói trước đám đông. Vậy điều gì thúc đẩy nỗi sợ kinh niên này? Trên tất cả chính là sự khác biệt về năng lượng giữa hướng nội và hướng ngoại. Thuyết trình, đàm phán hay bán hàng đều là những công việc mang tính hướng ngoại. Đó là lý do tại sao người hướng nội có xu hướng sợ nói trước đám đông hơn là người hướng ngoại.

Nếu trước đây bạn nghĩ rằng Glossophobia là một trở ngại, thì bây giờ việc bật camera lên, để giới doanh nghiệp “xâm nhập” ngôi nhà của bạn và nhận thức được mối đe dọa về việc các cuộc họp trực tuyến của bạn có thể bị ghi lại còn là một trở ngại lớn hơn nữa! Do đó, không có gì ngạc nhiên khi trong các ngành chủ yếu sử dụng những người hướng nội (các ngành công nghệ, dịch vụ tài chính, v.v.), việc không bật camera trong các cuộc họp trực tuyến đã nhanh chóng trở thành thói quen.

Thiết lập thói quen “ảo”

Chúng ta là thế hệ cách mạng công nghệ tiên phong và cho đến nay, phần lớn không có thói quen “ảo” cũng như các quy tắc tương tác “ảo” được áp dụng. Nhiều người chỉ đơn thuần làm những gì mà họ cảm thấy an toàn, thuận tiện và dễ dàng. Và đối với nhiều người, điều đó có nghĩa là tắt camera hay webcam của họ trong các cuộc họp trực tuyến. Điều đó có thể khiến mọi người cảm thấy thoải mái, nhưng chắc chắn là điều đó không tốt cho công việc của họ.

Muốn tiếp thị được trước tiên phải hiển thị được. Điều này có nghĩa là bất kỳ sản phẩm hoặc thương hiệu nào cũng cần phải được hiển thị để tạo ra ảnh hưởng. Nếu bạn không bật camera, có nghĩa là bạn không có mặt trong các cuộc họp trực tuyến của mình và kết quả là bạn trở nên cực kỳ khó “kết nối”.

Có một vấn đề lớn khác khi camera bị tắt trong các cuộc họp và thuyết trình trực tuyến. Nếu camera của người nghe bị tắt, nghiên cứu cho thấy rằng mọi người đã không thực sự lắng nghe bạn. Họ cũng không có mặt ở đó và chăm chú theo dõi cuộc họp. Nghiên cứu của Intercall-HBR.org cho thấy rằng có đến 47% người nghe trong cuộc họp trực tuyến đã rời khỏi và không nghe bài thuyết trình của bạn để làm việc riêng.. Vì vậy, bạn có thể đang tự thuyết trình mà không hề có ai lắng nghe ngoài chính bản thân bạn.

Khán giả online của bạn hiện tại như thế nào?

Người Mỹ nói chung có nền văn hóa hướng ngoại và hòa đồng với sự phô trương được gắn chặt với văn hóa cũng như DNA của họ. Do đó, người Mỹ có xu hướng ghi điểm cao hơn nhiều quốc gia khác khi bật camera của họ trong các cuộc họp trực tuyến. Nhưng chỉ vì mọi người bật camera không có nghĩa là bạn là một phát thanh viên thực sự.

Chỉ những người được đào tạo về phát thanh truyền hình mới có khả năng và có các kỹ năng nói trên truyền hình. Đây là kỹ năng cơ bản mà những người dẫn chương trình hay ở đây là một nhà  lãnh đạo cần có. Sự thật là giao tiếp trực tuyến đã biến tất cả chúng ta thành những phát thanh viên. Điều này có nghĩa là kỹ năng thuyết trình cũ của bạn đã không còn phù hợp.

Kỹ năng thuyết trình trực tuyến: Là kỹ năng mềm mới

Kỹ năng thuyết trình trực tuyến là một kỹ năng mềm mới. Trong thời gian tới, bạn rất có thể sẽ làm việc ở một nơi làm việc kết hợp giữa online và offline, nơi mà ít nhất một nửa số cuộc họp, sự tham gia, bài thuyết trình và quảng cáo bán hàng của bạn vẫn sẽ là trực tuyến. Các cuộc họp và bài thuyết trình quan trọng của bạn có khả năng được làm trực tiếp (không có gì tốt bằng việc họp trực tiếp, với thời gian thực và mức độ tương tác thực), nhưng tất cả các cuộc họp thông thường, có quy mô nhỏ của bạn rất có thể vẫn được tiến hành online vì các cuộc họp trực tuyến thường hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí và dễ tiếp cận hơn.

Có hai loại kỹ năng kỹ thuật số: kỹ năng cứng về kỹ thuật số và kỹ năng mềm trong giao tiếp kỹ thuật số.

Kỹ năng cứng về kỹ thuật số là kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng thực tế, như cách điều hướng và sử dụng hiệu quả các nền tảng truyền thông xã hội và trực tuyến. Kỹ năng này cũng bao gồm cách sử dụng phần mềm chỉnh sửa hình ảnh, hội nghị truyền hình, chia sẻ màn hình,… và hơn thế nữa. Đây là những kỹ năng kỹ thuật số cơ bản cần thiết của bạn. May mắn thay, những kỹ năng này tương đối dễ thành thạo với một chút logic, học tập và thực hành. Biết cách hoạt động của mặt kỹ thuật là bước khởi đầu cần thiết để bắt đầu xây dựng sự tự tin và tính chuyên nghiệp kỹ thuật số của bạn trong môi trường ảo. 

 Kỹ năng mềm trong giao tiếp kỹ thuật số là những kỹ năng phức tạp hơn và ít hữu hình hơn. Đó là việc bạn cần để giao tiếp một cách tự tin, rõ ràng và rành mạch với người nghe và các bên liên quan trong môi trường trực tuyến. Trớ trêu thay, những kỹ năng giao tiếp “mềm” này lại là những kỹ năng khó thành thạo hơn. 

Bạn có kỹ năng phát thanh truyền hình không?

Về việc giao tiếp trên nền tảng trực tuyến, bây giờ bạn cần thường xuyên nâng cao kỹ năng thuyết trình của mình, bao gồm cả kỹ năng phát thanh truyền hình. 

Tự hỏi bản thân những câu hỏi sau để đánh giá kỹ năng phát thanh truyền hình của bạn: 

  •       Bạn có biết cách điều chỉnh ánh sáng phù hợp cho các cuộc họp và thuyết trình trực tuyến không? 
  •       Bạn có biết làm thế nào để có được góc máy ảnh của bạn đúng không? 
  •       Bạn có biết cách ngồi, đứng hay vị trí cho thấy sự chuyên nghiệp trước máy quay không? 
  •       Bạn không biết làm thế nào để giao tiếp bằng mắt thông qua màn hình máy tính của bạn đúng không? (Đây là kỹ năng mềm trực tuyến khó nhất để thành thạo và là kỹ năng quan trọng nhất để xây dựng các mối quan hệ trực tuyến và tạo ảnh hưởng trực tuyến.) 
  •       Bạn có biết sự khác biệt giữa ngôn ngữ cơ thể trực tiếp và ngôn ngữ cơ thể trực tuyến không? 
  •       Bạn có biết cách xây dựng các mối quan hệ kỹ thuật số không? 
  •       Bạn có biết cách thuyết trình trực tuyến không (không giống như thuyết trình trực tiếp)? 
  •       Bạn có biết cách lãnh đạo đội nhóm và quản lý nhân viên thông qua trực tuyến không? 
  •       Bạn có biết cách thu hút khán giả online của mình không? 

Bắt đầu từ đâu? 

Bạn có thể bị choáng khi chỉ đơn giản là cố gắng hiểu những câu hỏi đã nêu ở trên, chứ chưa nói đến câu trả lời. Tuy nhiên đây là hiện trạng thực tế về giao tiếp hiện tại của chúng ta. Nhân loại đã có một bước nhảy vọt lớn vào không gian mạng kỹ thuật số. Hiện tại chúng ta đã ổn định hơn trong không gian mạng kỹ thuật số này và chúng ta sẽ tiếp tục xây dựng trên nền tảng giao tiếp kết hợp mới này. Đây sẽ là cách thức liên lạc mới của chúng ta và nó sẽ đồng hành cùng chúng ta trong một khoảng thời gian dài tới, nhất là khi công nghệ số đang ngày càng phát triển như hiện tại.

Có các công ty đào tạo giao tiếp và các giảng viên giao tiếp kỹ thuật số có tay nghề cao có thể dạy cho bạn những kỹ năng giao tiếp kỹ thuật số . Việc này sẽ hỗ trợ và xây dựng sự nghiệp của bạn trong suốt quãng đời làm việc. Tin tốt là những kỹ năng giao tiếp kỹ thuật số này khá dễ học và dễ áp dụng. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là đây là một trong những khoản đáng để đầu tư mà bạn nhất định phải thực hiện.

Theo: TrainingIndustry