Qua một năm đại dịch hoành hành, ngành sản xuất đã phải trải qua nhiều gián đoạn và có những biến đổi đáng kể. Đối với lĩnh vực hoạt động yêu cầu làm việc chủ yếu theo dây chuyền, sự thay đổi đột ngột về quy trình làm việc và sản xuất đã gây ra những tác động mạnh. Dựa vào công nghệ, doanh nghiệp phải thích ứng nhanh với các nhu cầu mới của thị trường và các hạn chế của chuỗi cung ứng, đồng thời áp dụng các quy trình an toàn mà không cần phải tiếp xúc, vẫn phải duy trì năng suất lao động và cung cấp đủ mặt hàng thiết yếu để chống lại COVID-19, đây chính là một thách thức vô cùng to lớn mà mọi doanh nghiệp phải đối mặt và vượt qua.

Nhưng trải qua một năm đầy biến động và khó khăn, đòi hỏi phải thích ứng với cuộc khủng hoảng này, các nhà sản xuất đã được học hỏi được rất nhiều điều. Làm việc từ xa trên diện rộng chưa bao giờ là một vấn đề được cân nhắc một cách nghiêm túc, nhưng với sau mùa dịch này thì mọi người đều có cái nhìn khác về nó, một điều đáng hoan nghênh. Các bước để giảm tiếp xúc và ngăn ngừa rủi ro do COVID-19 cũng cải thiện hiệu quả và mang lại sự an toàn cho lực lượng lao động. Nhu cầu xoay trục để sản xuất các sản phẩm mới, bao gồm cả PPE (thiết bị bảo hộ cá nhân), đã mở ra cánh cửa cho các quan hệ hợp tác mới. Việc đóng cửa biên giới giữa các nước đã khơi mào cho những khám phá mới trong những đổi mới chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Những khám phá này đã khiến nhiều nhà quản lý cân nhắc lại cách thức các quy trình, cách thức làm việc và khả năng thích ứng mới để có thể xác định được hướng đi của ngành.

Để hướng tới tương lai của ngành sản xuất, đây là bốn bài học đã được đúc rút trong năm qua, sẽ tiếp tục tạo ra tác động vô cùng to lớn đến ngành công nghiệp đang trên đà phát triển:

  1. Khả năng thích ứng của doanh nghiệp

Rất ít ngành công nghiệp trang bị đầy đủ cho những gì họ sẽ phải đối mặt vào tháng 3 năm ngoái, nhưng khi đại dịch bùng lên, các nhà sản xuất đã chứng minh được khả năng thích nghi của họ để kiên cường đối mặt với khủng hoảng. Trong thế kỷ trước, các nhà sản xuất đã đáp lại lời kêu gọi trong Thế chiến thứ II rằng sẽ ưu tiên sản xuất các mặt hàng thiết yếu để hỗ trợ hết mình cho thời chiến, đánh bại kẻ thù. Vào năm 2020, kẻ thù chung của chúng ta là COVID-19 và các thiết bị phòng hộ cá nhân (PPE) trở thành mặt hàng thiết yếu ai cũng cần có. 

Chuyển từ một thành phần hoặc một bộ phận để sang một bộ phận cụ thể để sản xuất PPE là một bước đi táo bạo, một sự thay đổi đáng kể và đáng được khen ngợi. Khả năng kỹ thuật cần thiết để thiết lập một dây chuyền sản xuất và tạo ra một cái sản phẩm mới, đã cho thấy sự phục hồi có thể đạt được bằng cách sửa đổi các thiết bị và dòng nguyên liệu hiện có. Thông qua các trục xoay này có thể tạo ra các sản phẩm mới, xây dựng lên các mối quan hệ hợp tác mới. Ví dụ cho việc này, phải kể đến một trong những khách hàng Hàng không & Quốc phòng của tôi đã dựa vào nhu cầu của xã hội để tạo ra máy thở nhưng lại không có hệ thống kênh phân phối phù hợp để có thể đưa chúng đến các bệnh viện và các cơ sở y tế. Bằng cách hợp tác với một công ty phân phối và cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, họ đã có thể nhanh chóng cung cấp những thiết bị cấp thiết đó cho các bệnh viện xung quanh. 

  1. Giảm rủi ro chuỗi cung ứng là ưu tiên hàng đầu

Một tác nhân khi có sự thay đổi sẽ tác động đáng kể đến nhà sản xuất đó là rủi ro trong chuỗi cung ứng của họ. Đại dịch đã làm các hoạt động sản xuất trên toàn thế giới phải đóng cửa đồng loạt và khiến cho việc vận chuyển sản phẩm qua biên giới bị hạn chế. Những gián đoạn trong quá trình cung câp và phân phối này đã được thấy rõ ở hầu hết mọi hoạt động sản xuất và hiện đã có những tổ chức đang xem xét kỹ lưỡng về các lỗ hổng trong chuỗi cung ứng của họ. Để đối phó với những cuộc khủng hoảng tiếp theo có thể xảy đến trong tương lại, nhiều người trong ngành đang cân nhắc lại các chiến lược sản phẩm và tìm nguồn cung mới, bằng một cái nhìn tổng thể hơn về chuỗi cung ứng. Các nhà sản xuất đang tìm cách thực hiện những thay đổi sâu rộng trong lĩnh vực này bằng cách dựa vào dữ liệu và phân tích, sau đó rút ra những kết luật nhằm định hình việc đưa ra quyết định trong tương lai khi các sự kiện mang tính toàn cầu có thể xảy ra.

  1. Làm việc từ xa đã có một vai trò nhất định

Mặc dù điều này không thực tế đối với toàn bộ nhân viên, nhưng các nhà sản xuất phải thừa nhận rằng một số bộ phận chức năng có thể (và sẽ tiếp tục) hoạt động làm việc từ xa. Đại dịch bùng phát, chúng ta buộc phải áp dụng tạm thời các hoạt động làm việc tại nhà, trong khi một vài người đã lường trước được rằng rất khó để có thể quay trở lại làm việc bình thường, thì hầu hết mọi người còn lại đều ngạc nhiên trước quyết định này. Trong một ngành công nghiệp không áp dụng việc làm việc từ xa sớm và trên diện rộng, năng suất và sự cộng tác không hề bị ảnh hưởng mà còn có lợi hơn trong nhiều trường hợp. Với khả năng tăng sự linh hoạt, cắt giảm chi phí đồng thời nâng cao hiệu quả đã được chứng minh, ngành công nghiệp sẽ tiếp tục đánh giá những vị trí nào sẽ được duy trì cố định một cách từ xa hậu đại dịch.

  1. “An toàn” mang một ý nghĩa mới

Chúng ta đều đã từng nghe qua một câu nói rằng sự đổi mới thường được tạo ra từ những disruption. Để đối phó với COVID-19, các nhà sản xuất đã áp dụng quy trình xử lý thiết bị và sản phẩm gián tiếp để giảm tiếp xúc giữa người với người. Những quy trình này được số hóa và dựa vào công nghệ, không chỉ giảm thiểu tối đa việc tiếp xúc trực tiếp mà còn giảm rủi ro vốn có trong hoạt động sản xuất. Ngoài ra, nhiều công ty yêu cầu công nhân làm việc tại chỗ phải kiểm tra nhiệt độ và test Covid hàng ngày và có một hệ thống theo dõi lượng tiếp xúc đã được thiết lập sẵn. Việc nhà sản xuất chấp nhận một lối suy nghĩ khác và sẵn sàng vượt qua những chuẩn mực của các phương pháp lâu đời đã giúp cho sự điều chỉnh này thành công. Giờ đây, nhiều giao thức an toàn không tiếp xúc đã trở thành yếu tố quan trọng trong mùa dịch vẫn diễn ra phức tạp này.

Một năm qua, nhiều thứ vẫn còn đang dang dở ở đó. Chúng ta vẫn đang phải chiến đấu với đại dịch khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên thế giới. Các doanh nghiệp vẫn đang vật lộn để phục hồi sau khi phải tạm đóng cửa và đối mặt với những rắc rối kinh tế. Lực lượng lao động vẫn đang cố gắng thích nghi với những thói quen mới đã ảnh hưởng không nhỏ đến công việc của họ. Nhưng ngành sản xuất thì khác, nó thích ứng nhanh hơn, linh hoạt hơn, hiệu quả hơn và quan trọng nhất là an toàn hơn. Đại dịch ban đầu tạo ra mối lo cho tương lai của ngành sản xuất bởi vì chưa từng có sự gián đoạn kinh tế nào khủng khiếp như vậy trong vòng hơn 100 năm qua. Tuy nhiên, những bước ngoặt của ngành sản xuất và những thay đổi trong quy trình làm việc đã không chỉ đẩy lùi khó khăn mà còn thúc đẩy cho ngành phát triển mạnh mẽ hơn.