Mọi người đều biết rằng các nhà tuyển dụng đều đánh giá cao các kỹ năng mềm, đặc biệt là khi trí tuệ nhân tạo AI và các công nghệ khác đạt được sức hút trong các ngành công nghiệp. Một bài báo cáo của McKinsey vào năm 2020 đã đưa ra dự báo về nhu cầu rõ ràng và ngày càng tăng đối với các kỹ năng mềm đến năm 2030. Các tài liệu tham khảo về quản lý và đào tạo kỹ năng mềm tràn lan trên mạng, có 18,6 triệu kết quả nếu bạn tìm kiếm “kỹ năng mềm” trên Google.

Và đây là vấn đề: Để suy nghĩ và đề cập đến các kỹ năng quan trọng cho mỗi tổ chức như thuyết trình, đàm phán, quản lý thời gian, lãnh đạo hay cộng tác thường được coi là “mềm”, cho thấy rằng đối lập với chúng là “cứng” – không vững chắc, không mạnh mẽ, không khó khăn.

Vậy tại sao chúng ta lại coi những kỹ năng này là quan trọng? Vâng, đó chính là vấn đề ngôn ngữ. Cách chúng ta nói đến thế giới tác động đến trải nghiệm của chúng ta về thế giới và trải nghiệm đó dẫn đến cách chúng ta nói về nó. Chúng ta đang sống cùng ngôn ngữ, hay như nhà triết học người Đức Martin Heidegger đã nói: “Ngôn ngữ là ngôi nhà của sự tồn tại.” Bằng cách gọi các kĩ năng giao tiếp của con người là “mềm”, đôi lúc chúng ta đã đánh giá thấp những điều này, và đó chính là một sai lầm về cả ngôn ngữ và chiến lược, điều mà không phụ thuộc vào kinh nghiệm sống hoặc bằng chứng thực nghiệm.

Sau đây là danh sách 10 kỹ năng phổ biến nhất mà nhân viên đang học, theo nghiên cứu năm 2020 của Linkedln, Coursera và Diễn đàn Kinh tế Thế giới:

  1. Viết
  2. Hoạch định chiến lược
  3. Lập trình Python
  4. Sự tỉnh thức
  5. Thiền
  6. Lòng biết ơn
  7. Sự tử tế
  8. Lắng nghe
  9. Các thuật toán
  10. Ngữ pháp

Lưu ý rằng có đến tám trong số mười kỹ năng này là kỹ năng mềm.

Bây giờ, hãy xem xét một kỹ năng “cứng” như tài chính. Hãy tưởng tượng một công ty có năm nhân viên tài chính có tay nghề cao, một trong số họ gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ rành mạch và khả năng đối mặt với sự thay đổi bất ngờ, một người khác thiếu sự bền bỉ hay bất kì mức độ trí tuệ cảm xúc đáng chú ý nào, … bạn sẽ hiểu được toàn cảnh. Trên thực tế, những kỹ năng mềm này là động lực và động cơ của mọi hoạt động tổ chức hiệu quả. Liệu có giám đốc nào có thể điều hành tốt một tổ chức mà thiếu kỹ năng lắng nghe? Liệu có một nhà lãnh đạo tuyệt vời nào lại có tư duy phản biện và kỹ năng đưa ra quyết định lại vô cùng yếu không?

Nếu những kĩ năng được đánh giá cao này không phải là “mềm”, vậy chúng ta nên gọi là gì? Có lẽ từ kỹ năng “nền tảng”, hay “cốt lõi” sẽ phù hợp, bởi vì chất lượng giao tiếp, tư duy phản biện và khả năng lãnh đạo trong bất kỳ tổ chức nào sẽ giúp xác định được kết quả của mọi hoạt động khác.

Nếu bạn đọc vẫn chưa bị thuyết phục về tầm quan trọng của các kỹ năng cốt lõi, nền tảng hay cơ bản này, hãy xem xét phân tích dữ liệu của Nghiên cứu Pew từ Mạng thông tin nghề nghiệp của Bộ Lao động Hoa Kỳ (O*Net). Năm kỹ năng công việc được đánh giá cao nhất là những gì mà Pew gọi là “kỹ năng cơ bản”: tích cực lắng nghe, tư duy phản biện, đọc hiểu và giám sát (“một kỹ năng xã hội liên quan đến việc đánh giá hiệu suất để cải thiện”).

Nếu bạn tin rằng thứ thường được gọi là kỹ năng mềm hoàn toàn không “mềm”, hãy loại bỏ thuật ngữ này khỏi giao tiếp thường ngày của mình. Ngôn ngữ thay đổi theo thời gian, nhưng giờ đây đã đến lúc “loại bỏ” cụm từ “kỹ năng mềm”.

Theo: Trainning Industry