Tư duy lãnh đạo được coi là cấp tiếp theo của quản lý. Các nhà lãnh đạo giỏi nhất sử dụng các kỹ năng quản lý chuyên nghiệp của họ và kết hợp chúng với các kỹ năng mềm để trở nên toàn diện và gặt hái được nhiều thành công. Sự khác biệt giữa việc trở thành một nhà lãnh đạo giỏi và một nhà lãnh đạo tuyệt vời là ở mối quan hệ mà bạn xây dựng với nhân viên của mình. Dưới đây là bốn yếu tố quan trọng tạo nên nhà lãnh đạo tuyệt vời.

Huấn luyện chứ không phải chỉ đạo.

Một nhà lãnh đạo tuyệt vời vừa là một giáo viên vừa là một huấn luyện viên, không phải là một nhà độc tài. Là người giúp đội ngũ nhân viên của mình liên tục phát triển, đồng thời hỗ trợ họ bằng cách cung cấp đào tạo dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm cả huấn luyện và cố vấn. Là người hiểu khi nào cần nuôi dưỡng đội của mình và khi nào cần thúc đẩy họ. Đó là về việc cân bằng giữa kiểm soát lỏng lẻo và kiểm soát quá mức. Một nhà lãnh đạo vĩ đại biết rằng không có tỷ lệ cụ thể cho điều này, và phải thay đổi linh hoạt tùy thuộc vào tình huống.

Để trở thành một huấn luyện viên giỏi, bạn phải hiểu rằng mọi người đều có những nhu cầu khác nhau và không có một quy chuẩn nào với tất cả các giải pháp. Tìm hiểu cách các nhân viên trong đội làm việc một cách hiệu quả nhất và điều chỉnh cách huấn luyện của bạn để phù hợp với phong cách làm việc của họ. Khi bạn chịu trách nhiệm với những tập thể lớn, sẽ khó hơn rất nhiều để biết phương thức nào sẽ hoạt động tốt nhất, vì vậy tốt nhất bạn nên thử nghiệm với một vài phương thức cho đến khi bạn tìm thấy cách mang lại kết quả mong muốn. Điều đó liên quan đến điểm tiếp theo, là sự lão luyện.

Là người lão luyện.

Các nhà lãnh đạo vĩ đại luôn chuẩn bị cho sự thay đổi có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Họ có thể suy nghĩ và đưa ra quyết định nhanh chóng và quan trọng hơn, họ biết cách tập hợp nhóm của mình để tạo ra kết quả. Có thể là cho phép nhóm tự do đưa ra ý tưởng cho một dự án và thời hạn mà họ cần phải đáp ứng. Thời gian tiếp theo, thời hạn có thể tăng lên, và người lãnh đạo sẽ phải phân công nhiệm vụ và cung cấp thêm nguồn lực .

Là một nhà lãnh đạo, bạn phải nhận thức rõ ràng mọi thứ đang diễn ra từ quan điểm quy trình cũng như quan điểm con người. Quan tâm đến cả hai như nhau là điều quan trọng. Bằng cách đảm bảo rằng nhóm đang hoạt động với khả năng tốt nhất của họ, bạn sẽ có thể giữ cho quá trình đi đúng hướng. Nếu bạn bỏ qua một trong hai, bên còn lại sẽ phải chịu tổn hại.

Tôn trọng.

Sự tôn trọng phải đến từ hai phía, và nó phải được cho đi để được đáp lại. Các nhà lãnh đạo vĩ đại hiểu điều này và thể hiện sự tôn trọng nhân viên của họ thông qua sự tin tưởng. Không nhân viên nào thích bị quản lý cả những tiểu tiết, vì điều đó cho họ thấy rằng bạn không tin tưởng vào khả năng của họ. Trên thực tế, đó là một trong những cách nhanh nhất để đánh mất sự tôn trọng. Các nhà lãnh đạo phải cho phép nhân viên của mình chấp nhận rủi ro và chấp nhận rằng đôi khi họ sẽ thất bại. Nếu bạn không thể tin tưởng nhân viên của mình, họ sẽ không tin tưởng bạn. Một dấu hiệu chắc chắn của một nhà lãnh đạo được tôn trọng và đáng tin cậy là khi nhân viên cảm thấy thoải mái khi giải đáp thắc mắc cho họ.

Các nhà lãnh đạo giỏi nhất sẽ không phiền khi làm việc cùng với nhân viên của họ và không ngại xắn tay áo lên tham gia để giúp đỡ nhân viên khi cần thiết. Phong cách lãnh đạo cá nhân của riêng bạn sẽ quyết định mức độ thường xuyên bạn làm điều này, cũng như tính chất công việc của bạn. Một số nhà lãnh đạo cần phải liên tục làm việc với nhân viên của mình, trong khi những người khác cần phải can thiệp ít hơn. Điều quan trọng là người lãnh đạo phải tham gia và thực hiện thêm công việc đó khi cần thiết và không để các nhân viên của mình gặp khó khăn.

Là một nhà giao tiếp bậc thầy.

Các nhà lãnh đạo vĩ đại có thể điều chỉnh phong cách giao tiếp của họ để đáp ứng nhu cầu của bất kỳ tình huống nào. Một nhà lãnh đạo phải là một người biết lắng nghe, để thực sự hiểu được nhu cầu của nhân viên. Họ hiểu rằng các tình huống khác nhau đòi hỏi các phong cách giao tiếp khác nhau và có thể linh hoạt chuyển đổi  một cách dễ dàng. Nếu không có kỹ năng giao tiếp, sẽ không có nhà lãnh đạo nào thực sự thành công.

Để thành thạo nghệ thuật giao tiếp, bạn cần phải luyện tập thường xuyên. Có sáu phong cách giao tiếp chính mà bạn nên làm quen – lắng nghe, tư vấn, chỉ đạo, động viên, giảng dạy và huấn luyện. Mỗi loại đều có vị trí và thời điểm thích hợp sử dụng riêng và sẽ hiệu quả nhất khi kết hợp. Thông thạo các phương pháp giao tiếp là hoàn toàn cần thiết. Bằng cách trở thành một nhà giao tiếp bậc thầy, bạn có thể thể hiện bản thân một cách rõ ràng và do đó quản lý một cách rõ ràng hơn.

Bất kể chức danh của bạn là gì, bạn đều có thể trở thành một nhà lãnh đạo. Thực hành những kỹ năng này, và bạn sẽ đi trên con đường dẫn đến sự lãnh đạo tài ba.

Theo: Forbes