Mỗi tổ chức đều quen thuộc với một số các chỉ số và báo cáo hiệu suất, nhưng làm thế nào để áp dụng nó vào việc quản lý máy móc là không đơn giản. Xem xét các phương pháp và hướng dẫn của ISO 55000 sẽ giúp nhận ra có ba khía cạnh để đo lường toàn diện mức độ tổ chức đang quản lý máy móc của mình:

  • Hiệu suất máy móc
  • Hiệu suất quản lý máy móc
  • Hiệu suất hệ thống quản lý máy móc

Trong loại đầu tiên, việc đo lường hiệu quả hoạt động của máy móc nhằm trả lời câu hỏi: Liệu máy móc có đáp ứng được các mục đích của doanh nghiệp ở hiện tại và trong tương lai gần không? Trong mọi trường hợp, mục đích của máy móc phải được gắn trực tiếp với các yêu cầu của doanh nghiệp. Các chỉ số hiệu suất thường gặp là sản  lượng, chất lượng và tính khả dụng đôi khi được kết hợp thành chỉ số hiệu quả tổng thể của thiết bị (OEE). Các chỉ số đo lường hiệu suất thiết bị khác như số lượng và quy mô vi phạm môi trường, vi phạm quy định và tính an toàn do thiết bị gây ra. Mặc dù tất cả đều là các chỉ số truyền thống, nhưng chúng vẫn sẽ cho phép dự đoán hiệu suất trong tương lai và can thiệp trước khi hiệu suất giảm xuống dưới mức kỳ vọng.

Hiệu suất quản lý máy móc khó xác định hơn một chút: đo lường và giám sát mức độ tổ chức sẽ đưa ra quyết định và thực hiện về thiết kế, vận hành, bảo trì và tái đầu tư thiết bị. Chỉ số phổ biến nhất được sử dụng cho loại đo lường hiệu suất này là tình trạng thiết bị. Tình trạng của máy móc được kiểm tra kết hợp từ bảo trì và hoạt động thành một đánh giá dựa trên rủi ro về trạng thái hiện tại của thiết bị so với trạng thái ban đầu của nó. 

Một khía cạnh quan trọng khác của hiệu suất quản lý thiết bị là khả năng của thiết bị hoặc mức độ sử dụng của thiết bị được thiết kế để đáp ứng mục tiêu. Khả năng máy móc có thể được phân tích dưới dạng chạy / không chạy hoặc theo tỷ lệ phần trăm khả năng đáp ứng các yêu cầu, tùy thuộc vào khả năng được tích hợp trong hệ thống.

Về bản chất, hầu hết các chỉ số đo lường hiệu suất quản lý máy móc  là các chỉ số hàng đầu về hiệu suất thiết bị. Các thiết bị đã được thiết kế tốt, vận hành và bảo trì cẩn thận sẽ đáp ứng nhu cầu về hiệu suất của công ty. Các máy móc đang  vận hành ngoài thông số kỹ thuật thiết kế hoặc không được bảo trì đúng cách có nguy cơ không hoạt động hay không đáp ứng mục tiêu sản xuất của doanh nghiệp.

Loại quản lý hiệu suất cuối cùng là hiệu suất của hệ thống quản lý thiết bị: đo lường và giám sát mức độ thực hiện của các quy trình quản lý máy móc theo kế hoạch và từ đó đạt được các mục tiêu quản lý thiết bị. Các chỉ số đo lường hiệu suất quy trình truyền thống (ví dụ: sử dụng, tuân thủ quy trình, tồn đọng) có thể đánh giá phần thực hiện quy trình, nhưng hiệu suất đối với từng mục tiêu quản lý thiết bị cũng cần được đo lường. Các mục tiêu được xác định phù hợp đáp ứng các hướng dẫn SMART (specific (cụ thể), measurable (đo lường được), achievable (có thể đạt được), realistic (thực tế) và time-bound (có thời hạn)) giúp việc phát triển chỉ số dễ dàng hơn, vì các mục tiêu được xác định có thể đo lường được và có khung thời gian nhất định.

Sau khi xác định số liệu cho ba danh mục trên, ghi lại một vài đặc điểm chính cho mỗi số liệu:

  • Công thức: đầu vào dữ liệu và tính toán để thực hiện
  • Nhân viên: người thu thập dữ liệu và tính toán số liệu
  • Tần suất: tần suất theo dõi và báo cáo
  • Định dạng: cách báo cáo và trực quan hóa
  • Đối tượng: những máy móc cần xem xét

Việc thiết lập quy trình đo lường với cả ba loại thước đo hiệu suất quản lý thiết bị sẽ giúp các nhà lãnh đạo có cái nhìn toàn diện về hiệu suất và đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát rủi ro đối với doanh nghiệp.

Theo: IndustryWeek