tính công nghệ có ý nghĩa như thế nào trong sản xuất

Đại dịch đã là một hồi chuông cảnh tỉnh cho các nhà sản xuất Mỹ. Trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị gián đoạn tràn lan, nhu cầu tái phát triển sản xuất và cạnh tranh trên quy mô quốc tế trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Có một lý do rằng một trong những sáng kiến đầu tiên của Tổng thống Biden là chiến dịch “Mua hàng Mỹ” được hồi sinh.

Tuy nhiên, dù các nhà sản xuất Hoa Kỳ có tiềm năng to lớn, nước Mỹ sẽ không đạt được điều đó nếu không tăng cường đầu tư trước tiên vào công nghệ Công nghiệp 4.0. Các đối thủ cạnh tranh đều đã có thế mạnh công nghệ, hai ví dụ điển hình là Trung Quốc dẫn đầu về robot công nghiệp và Đức vượt qua Mỹ trong nghiên cứu liên quan đến sản xuất. 

Một vài ông lớn trong ngành sản xuất của Hoa Kỳ  chắc chắn đã nhận được bản ghi nhớ về các công nghệ tiên tiến. Thế nhưng, đó vẫn là vấn đề đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), nhiều doanh nghiệp trong số đó, theo một số nghiên cứu của MIT, đang mắc kẹt trong “trạng thái cân bằng lương thấp-công nghệ thấp”

Nước Mỹ đã thấy được những điều  diễn ra ngay trong nội bộ của chính mình: ở Đông Bắc Ohio, chỉ 7% công ty sử dụng cobot (robot cộng tác) một cách hiệu quả, chỉ 10% tạo ra các sản phẩm được kết nối web và chỉ 18% sử dụng tự động hóa có lãi; trên thực tế, Công nghiệp 4.0 nằm ở cuối danh sách đầu tư của hầu hết các nhà sản xuất trong khu vực

Nghiên cứu sắp được phát hành của Team NEO, một tổ chức kinh doanh và phát triển kinh tế ở Đông Bắc Ohio, chỉ ra rằng mặc dù cả khu vực Đông Bắc Ohio và Hoa Kỳ sẽ thấy phục hồi việc làm trong lĩnh vực sản xuất sau đại dịch, nhưng sẽ không thể phục hồi hoàn toàn trở lại được giống như năm 2018. Tuy nhiên, với những tiến bộ trong công nghệ, tổng GDP của ngành dự kiến sẽ tăng 73% vào năm 2025.

Mặc dù có thể có một rào cản đáng kể về chi phí và chuyên môn khi trải qua quá trình chuyển đổi công nghệ, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng liệu gia tăng thêm các bước là có lợi? mà các nhà sản xuất có thể thực hiện để bắt đầu hành trình chuyển đổi của mình.

Trong kế hoạch chi tiết về sản xuất ở Đông Bắc Ohio mới nhất của MAGNET (MAGNET là nhóm tư vấn phi lợi nhuận cộng tác với các giám đốc sản xuất, chính phủ, các nhà lãnh đạo cộng đồng và các nhà giáo dục), đã phác thảo cách các cổ đông có thể cùng nhau thực hiện những chuyển đổi công nghệ này thành công.

Thúc đẩy giáo dục và nhận thức

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực sự mạo hiểm, thúc đẩy giáo dục và nhận thức thực sự giúp họ hiểu được lợi ích của việc áp dụng Công nghiệp 4.0 – và học hỏi các “ngọn hải đăng” dẫn đầu thông qua các chương trình giáo dục và nhận thức về Công nghiệp 4.0 và các chương trình thí điểm thể hiện các con đường dẫn đến sản xuất thông minh (ví dụ: các sáng kiến “thử trước khi mua”).

Các nhà sản xuất, chính phủ, học viện, các nhà lãnh đạo cộng đồng và các tổ chức phi lợi nhuận có thể hợp tác để giáo dục và tăng nhận thức cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ví dụ, cụm sản xuất thông minh ở Đông Bắc Ohio do Team NEO cung cấp cho các công ty địa phương đánh giá mức độ sẵn sàng của Internet vạn vật trong công nghiệp (IIoT) để giúp đánh giá mức độ trưởng thành và sẵn sàng kỹ thuật số của các nhà sản xuất cho việc triển khai IIoT. Và các dự án hợp tác như bản thiết kế của MAGNET và Team NEO sẽ quảng bá và giới thiệu những câu chuyện về các công ty hàng đầu đang sử dụng công nghệ để thuê nhân công, tăng năng suất và mở rộng sản xuất.

Gojo Industries, một doanh nghiệp gia đình, đã tạo ra nước rửa tay Purell, là một ví dụ. Trong thời gian xảy ra đại dịch, công ty đã cố gắng tăng sản lượng lên 300% và thu hút hơn 500 nhân viên – tất cả là nhờ họ đã đầu tư vào công nghệ để tự động hóa quy trình sản xuất và số hóa.

Tìm các cách thức sáng tạo để vượt qua các rào cản tài chính

Nhưng giáo dục chỉ có thể tiến xa khi các nhà sản xuất có vốn đầu tư vào công nghệ mới. Và không phải tất cả các nhà sản xuất đều có đủ năng lực để thực hiện mà không chịu rủi ro đáng kể.  

Tin vui là các rào cản tài chính có thể vượt qua, nhờ các chương trình trợ cấp, ưu đãi thuế và bảo lãnh khoản vay. Do đó, tổng thống Biden đề xuất tăng đầu tư vào các Đối tác mở rộng sản xuất, cũng như các phương tiện văn phòng chính sách công nghiệp của Bộ Quốc Phòng và các hình thức chống rủi ro khác từ các tổ chức chính phủ và phi thị trường.

Câu chuyện của Carla Macklin – tư vấn viên tại MAGNET là một ví dụ tích cực. Vào tháng 3 năm 2020, bà quyết định bắt đầu kinh doanh khẩu trang . Nhưng bà biết rằng để cung cấp khẩu trang  chất lượng cao với giá cạnh tranh, bà sẽ cần tự động hóa. Giữa đại dịch, bà đối mặt với khó khăn tìm kiếm máy móc phù hợp và cả khó khăn trong việc kêu gọi số vốn 1.8 triệu đô la để có thể đầu tư vào chúng. 

Thông qua MAGNET và Team NEO, Macklin đã được kết nối với JobsOhio và nhận được nguồn tài trợ đổi mới dưới hình thức đảm bảo khoản vay khi lỗ. Nếu công ty khởi nghiệp hoạt động, chính phủ sẽ nhận lại tiền và một phần lợi nhuận. Nếu công nghệ hay doanh nghiệp không thành công, chính phủ và công ty khởi nghiệp sẽ chia sẻ thiệt hại.

Bà Macklin nói rằng: “Tôi nghĩ rằng mô hình cho vay này – chia sẻ cả rủi ro tăng và giảm cùng với chủ sở hữu công ty – là một mô hình thực sự tốt để nhà nước nghĩ đến nếu họ muốn đổi mới phát triển mạnh trong một số lĩnh vực nhất định.” 

Macklin đã có thể mở Công ty sản xuất khẩu trang Buckeye vào tháng 8 năm 2020. Công ty đã ký  hợp đồng với Cục Bồi thường Công nhân Ohio để sản xuất 45000 mặt nạ mỗi ngày vào thời kỳ đỉnh cao.

Khuyến khích các công ty khởi nghiệp tham gia

Bên cạnh việc chuyển đổi công nghệ của các nhà máy trong nước, ta cần thu hút thêm các nhà cung cấp công nghệ và các công ty khởi nghiệp vào khu vực sản xuất để tự mình phát minh, thương mại hóa và xuất khẩu các công nghệ sản xuất kỹ thuật số.

Hợp tác cùng các trường đại học địa phương là một cách hay, cho dù đó là hợp tác trong các dự án nghiên cứu đầu ngành. Thành lập một học viện nơi sinh viên làm việc về các vấn đề sản xuất cụ thể trong khi lấy bằng đào tạo sau đại học hay theo đuổi các trung tâm nghiên cứu ứng dụng với các đối tác nghiên cứu trong ngành

Don Scipione, Giám đốc điều hành của Roll-A-Rach, đã sử dụng các mối quan hệ đối tác như thế này để phát triển công ty khởi nghiệp về giá đỡ bảng năng lượng mặt trời của mình. Ông dựa vào Trung tâm nghiên cứu Glenn của NASA để xác nhận kết quả về đường hầm gió, Trung tâm nghiên cứu SDLE của Case Western Reserve để đánh giá các vấn đề về ăn mòn do thời tiết và MAGNET để được hỗ trợ thiết kế kỹ thuật. Cùng với nhau, những sự hợp tác này “đáng giá một triệu đô la”.

Việc thiết lập lại sức mạnh sản xuất của Hoa Kỳ bắt đầu bằng việc chuyển đổi công nghệ và đầu tư. Tuy nhiên, để biến điều này thành hiện thực, các nhà sản xuất Mỹ sẽ cần cộng tác để thúc đẩy giáo dục và nhận thức, xóa bỏ các rào cản tài chính và mời những nhà sản xuất công nghệ mới nổi vào nhiều khu vực sản xuất của họ hơn.

Theo: IndustryWeek