Các nhà quản lý phải luôn có chiến lược đề phòng  bởi khi có những nhân viên  được thăng chức hay tiến cử lên vị trí mới, nhà quản lý  cần phải có kế hoạch sẵn sàng cho hiệu quả công việc của phòng ban. Và điều đó có nghĩa là các nhà quản lý  cần chuẩn bị hành trang lãnh đạo cho nhân viên ngay từ bây giờ.

Tất nhiên, trở thành nhà quản lý  điều quan trọng là phải truyền đạt kỹ năng lãnh đạo cho nhân viên  vì lợi ích sự nghiệp của họ. Khi được trang bị các kỹ năng quản lý, họ sẽ có thể đưa ra quyết định sáng suốt, hướng dẫn đồng nghiệp của mình và có đủ điều kiện tốt hơn để nắm bắt các cơ hội đến với họ.

Tuy nhiên, việc phát triển nhân viên thành những nhà lãnh đạo không phải là một sự thay đổi tức thời — vì vậy, điều quan trọng là phải bắt đầu ngay bây giờ. Dưới đây là năm chiến lược quan trọng để phát triển các kỹ năng có lợi cho cả nhà lãnh đạo và nhân viên của mình.

  • Dạy họ cách xây dựng các mối quan hệ

Hãy đưa nhân viên đến những sự kiện kết nối (Networking Events), thông qua những sự kiện này những nhân viên  sẽ học được cách xây dựng mối quan hệ với người lạ, tự tin giao tiếp và bày tỏ mong muốn của mình.

Đây là một trong những kỹ năng quan trọng cần có của một nhà lãnh đạo, vì vậy quản lý cần giúp cho nhân viên học cách tạo mối quan hệ càng sớm càng tốt. Ban đầu, có thể là những sự kiện nhỏ trong công ty, hãy khuyến khích các nhà lãnh đạo tương lai nói chuyện gần gũi hơn với những đồng nghiệp mà họ quen

Sau đó, khi họ phát triển thoải mái hơn,  có thể đưa họ vào các sự kiện cộng đồng và toàn ngành — và cuối cùng, thậm chí cử họ đến tận nơi để đại diện cho công ty. Khi tiến lên vai trò lãnh đạo, họ sẽ có những mối liên hệ có giá trị, cộng với những kỹ năng cần thiết để thành công.

  • Tạo điều kiện để nhân viên có những trải nghiệm phù hợp

Tìm cách để nhân viên bắt đầu tích lũy kinh nghiệm trong những nhiệm vụ và dự án mà người quản lý trực tiếp lãnh đạo. Mặc dù khi bắt đầu họ sẽ không quen  nhưng sau đó sẽ giúp nhân viên có được những kỹ năng cần thiết trong hành trình thăng tiến trong công ty. 

Chẳng hạn, trong buổi huấn luyện cho nhân viên mới, hãy để nhân viên theo dõi phần trình bày của nhà quản lý  và sau đó yêu cầu họ trình bày lại như thể đang là một nhà lãnh đạo từ đó giúp họ có được kinh nghiệm thuyết trình trước đám đông.

Áp dụng tương tự với những nhiệm vụ mà nhân viên không có nhiều kinh nghiệm – như điều hành các cuộc họp và các giám sát dự án. Vì những nhiệm vụ này thường bao gồm việc quản lý các nhân viên khác, người lãnh đạo sẽ phải đảm bảo nhóm luôn hoàn thành nhiệm vụ, đạt được mục tiêu và hợp tác làm việc – tất cả các kỹ năng cần thiết cho một người quản lý.

  • Cho phép họ đấu tranh một chút

Khi nhân viên gặp khó khăn trong nhiệm vụ được giao, họ thường đến xin ý kiến của quản lý , người quản lý  có thể tiếp quản hoặc cung cấp nguồn lực để giúp họ hoàn thành nhiệm vụ. Và trong hầu hết các trường hợp, việc hoàn thành nhiệm vụ quản lý đó là hoàn toàn tốt. Nhưng khi  huấn luyện nhân viên  trở thành lãnh đạo, sẽ có lợi hơn khi nhà quản lý thúc đẩy họ tự tìm ra cách để hoàn thành suôn sẻ nhiệm vụ.

Ví dụ, nếu một nhân viên cần trợ giúp về bảng tính tài chính, hãy dừng việc tự mình hoàn thiện nó và thay vào đó giới thiệu nhân viên với trưởng bộ phận tài chính để họ có thể học hỏi từ đó.

Tất nhiên, điều này không có nghĩa là nhà quản lý  nên ngồi yên và không làm gì để giúp đỡ nhân viên của mình. Nhưng từng chút một, hãy để nhân viên  gánh vác nhiều trách nhiệm hơn. Cuối cùng, họ sẽ học cách có được những gì họ cần ngay cả khi không có sự giúp đỡ của quản lý .

  • Là một người cố vấn

Khi nhà quản lý đang giúp nhân viên của mình có được kỹ năng lãnh đạo, họ  nên tạo dựng mối quan hệ cố vấn – người được cố vấn (mentor – mentee) với họ. Và sự tiến bộ tự nhiên này là một công cụ rất hữu ích để tiếp tục trau dồi kỹ năng lãnh đạo của họ — vì vậy hãy sử dụng nó một cách tối đa.

Mỗi tháng, quản lý nên tổ chức sự kiện về lãnh đạo. Các nhân viên tiềm năng sẽ đọc một cuốn sách về lãnh đạo hoặc quản lý sau đó gặp nhau  để cùng  thảo luận về vấn đề đó. Từ những câu chuyện đầy cảm hứng về các nhà lãnh đạo, nhân viên có thể làm chủ sự phát triển sự nghiệp của chính mình, giúp họ hình thành những ý tưởng về hình tượng lãnh đạo mà họ muốn trở thành. Hơn thế nữa, nó sẽ giúp nhân viên chủ động đề cập với lãnh đạo để mình bắt đầu thử nghiệm và hoàn thiện các kỹ năng đó – mặc dù về mặt kỹ thuật họ chưa phải là quản lý.

Nếu sự kiện lãnh đạo không phải sở thích của bạn, hãy tìm kiếm cơ hội gặp gỡ trực tiếp với nhân viên của bạn để nói về mục tiêu, ý tưởng mà họ muốn thực hiện hoặc bất kỳ cuộc đấu tranh nào mà họ phải đối mặt khi đảm nhận vai trò lãnh đạo. Lời khuyên của bạn sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc và khuyến khích có giá trị.

  •  Tạo tinh thần làm chủ

Điểm quan trọng trong hành trình đào tạo những nhà lãnh đạo tương lai – chính là tinh thần làm chủ. Nhà quản lý  có thể huấn luyện nhân viên ngày này qua ngày khác – nhưng họ sẽ không thực sự áp dụng những kỹ năng đó trừ khi họ cảm thấy mình là một thành phần quan trọng, giá trị và có tác động lớn trong công ty. 

Tạo tinh thần làm chủ bắt đầu bằng việc tin tưởng nhân viên  và trao cho họ quyền đưa ra các quyết định nhất định. Nếu lãnh đạo  dạy nhân viên của mình cách đưa ra những quyết định thông minh, sáng suốt nhưng vẫn yêu cầu họ thực hiện mọi ý tưởng  trước khi họ được phép thực hiện, họ sẽ cảm thấy được trao quyền như thế nào?

Điều này cũng có nghĩa là lắng nghe và thực hiện ý tưởng của họ hoặc cho họ một chút thời gian cá nhân để làm việc trong một dự án phụ mà họ nghĩ sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng. Khi nhà quản lý  làm cho nhân viên của mình cảm thấy mình là một phần không thể thiếu của công ty, họ sẽ tự nhiên nổi lên với vai trò lãnh đạo

Theo themuse.com