Chuỗi cung ứng đã chứng kiến một số thách thức nảy sinh trong hai năm qua, bắt nguồn từ đại dịch toàn cầu, thiên tai và căng thẳng địa chính trị. Các doanh nghiệp liên tục phải tìm ra những cách thức mới để thích ứng với những vấn đề của chuỗi cung ứng, xảy ra hàng ngày.

Theo một báo cáo từ Trung tâm Quốc gia về Tự động hóa Chuỗi Cung ứng, ước tính có khoảng 11,1 triệu công việc liên quan đến chuỗi cung ứng. Theo một cuộc khảo sát khác của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, ngành bán lẻ và sản xuất chiếm hơn một phần tư số việc làm đó và là hai trong số các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng.

Với các vấn đề về chuỗi cung ứng tiếp tục kéo dài, nhu cầu cải thiện tích hợp, kết nối và hợp tác đối tác đang tiếp tục phát triển ngày càng rõ ràng. Với một quy trình chuỗi cung ứng hiệu ứng, các doanh nghiệp có thể thích ứng thành công với các điều kiện thị trường toàn cầu đang thay đổi.

Ưu tiên chuỗi cung ứng: Xây dựng tầm nhìn không chỉ là tồn kho 

Trước đại dịch, các doanh nghiệp không đề cao chuỗi cung ứng như hiện nay. Theo nghiên cứu diễn ra trước đại dịch của McKinsey, chỉ 2% số công ty cho biết họ tập trung vào chuỗi cung ứng như một phần của chiến lược kỹ thuật số và năm 2020 đã thay đổi hoàn toàn điều đó. Các doanh nghiệp giữ lượng tồn kho và lao động ở mức tối thiểu vì chuỗi cung ứng hướng tới tới tiết kiệm chi phí và hiệu quả hơn.

Giờ đây, các chuỗi cung ứng đã bị ảnh hưởng nhiều do sự gián đoạn toàn cầu, gây ra những thay đổi lớn đối với ngành bán lẻ và sản xuất. Một trong những vấn đề chính tiếp tục gây tác động đến chuỗi cung ứng ngày nay là sự thiếu hụt sản phẩm và nhân công, chẳng hạn như công nhân kho và tài xế xe tải. Thiếu hụt sản phẩm sẽ là một vấn đề thường trực đối với các nhà sản xuất khi họ phải vật lộn để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là đối với các nhà bán lẻ hiện đang bị hạn chế tầm nhìn xa và khả năng phục hồi trong chuỗi cung ứng của họ.

Các doanh nghiệp có mô hình kinh doanh truyền thống cần xoay trục và ưu tiên chuỗi cung ứng của họ để điều hướng lực lượng lao động dễ bị thay đổi do tác động của đại dịch. Báo cáo thường niên về Thời trang năm nay của The Business of Fashion và McKinsey & Company đã nói rằng các mô hình kinh doanh trực tuyến là một trong những sự thành công nổi bật trong thời kỳ đại dịch. Để phục vụ khách hàng tốt hơn và xây dựng tầm nhìn trong toàn tổ chức, các doanh nghiệp có thể cần phải thực hiện các thay đổi vĩnh viễn trong cách xây dựng và duy trì chuỗi cung ứng của mình.

Chuyển đổi kỹ thuật số: Sử dụng công nghệ để cải thiện tích hợp chuỗi cung ứng và hợp tác đối tác

 Vì có một số thách thức nảy sinh – đôi khi diễn ra hàng ngày – với chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp cần phải đưa ra các đánh giá về quy trình, nền tảng và đối tác của họ để giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả. Các tổ chức đã bắt tay vào việc giải quyết những thách thức này và đầu tư vào những công cụ, nền tảng kinh doanh nhanh chóng và có khả năng phục hồi tốt hơn để đạt được lợi thế cạnh tranh trong cả ngắn hạn và dài hạn.

Để cải thiện tích hợp chuỗi cung ứng nhờ vào công nghệ, các doanh nghiệp có thể thực hiện các đề mục hành động sau đây để hoàn thành mục tiêu kinh doanh tổng thể của mình:

  1. Tăng trưởng bền vững, dựa vào kỹ thuật số: Các doanh nghiệp nên cố gắng kết hợp tính bền vững vào các quy trình chuỗi cung ứng của họ. Bằng cách tích hợp công nghệ vào chuỗi, các doanh nghiệp có thể loại bỏ một số hoạt động không bền vững và do đó, giảm thiểu các chi phí dư thừa trong quá trình này.
  2. Chuyển đổi kỹ thuật số nhanh chóng: Các doanh nghiệp cần hiểu rằng sự gián đoạn chuỗi cung ứng sẽ luôn diễn ra – dù cho có đại dịch COVID-19 hay không – chỉ là theo cách thức, hình thức và thời gian khác nhau. Để có thể tiếp tục tiến về phía trước, họ phải hướng tới chuyển đổi kỹ thuật số nhanh chóng dưới dạng công nghệ và nền tảng mới, điều đó sẽ giúp điều hành doanh nghiệp hiệu quả hơn.
  3. Các giải pháp phải có tính thống nhất: Doanh nghiệp cần xây dựng và triển khai một nền tảng cốt lõi thống nhất có thể giúp họ kết nối các hoạt động, kênh thông tin, khách hàng, tiêu chuẩn ngành, phân tích nâng cao và hệ sinh thái đối tác. Sự tích hợp liền mạch này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp, mang lại sự hiểu biết về lĩnh vực nào cần cải thiện như thế nào và khi nào.

Cộng tác với đối tác là một thách thức khác mà các doanh nghiệp phải đối mặt do hậu quả của đại dịch toàn cầu. Các doanh nghiệp phải sẵn sàng cải thiện mối quan hệ hợp tác trong chuỗi cung ứng bằng mọi giá, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc đơn giản hóa các quy trình giao tiếp rườm rà và đi thẳng đến nguồn cung. Các doanh nghiệp có thể sử dụng một vài mẹo sau để cải thiện quan hệ hợp tác thông qua công nghệ:

  • Nắm được đích đến của đối tác.
  • Xác định các vấn đề của đối tác và đưa ra giải pháp tập trung vào kinh doanh.
  • Sử dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề phức tạp
  • Cho phép đối tác duy trì tăng trưởng thông qua việc thích ứng với những công nghệ tiên tiến hơn.

Sự tự động hóa, liên kết và tầm nhìn chiến lược là những thứ bắt buộc mỗi doanh nghiệp phải có để đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của ngành. Khi chuỗi cung ứng phát triển và xu hướng mới xuất hiện, các giải pháp kết nối thế hệ tiếp theo, chẳng hạn như HauteLogic, sẽ mô phỏng lại việc theo dõi nhu cầu khách hàng theo thời gian thực tế và quản lý lượng hàng tồn kho trên toàn bộ chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bằng cách nâng cao khả năng hiển thị và cải thiện thông tin liên lạc thông qua công nghệ, các doanh nghiệp sẽ giảm khả năng xảy ra sự cố do gián đoạn. Xây dựng một mô hình chuỗi cung ứng linh hoạt có thể thích ứng với các điều kiện thị trường toàn cầu luôn thay đổi mỗi ngày là một sự cố gắng không hề nhỏ và các tổ chức cẩn thận trong việc lựa chọn công cụ cải tiến quy trình sẽ gặt hái được nhiều lợi nhuận trong thời gian tới.

 

Nguồn: Industry Today.