Tai nạn lao động là một yếu tố đầu tiên cần kiểm soát trong S-Q-C-D. Tuy nhiên mặc dù đã có rất nhiều đánh giá rủi ro để phòng ngừa, nhưng tai nạn lao động vẫn có thể xảy ra. Mặc dù vậy, cách mà chúng ta ứng xử với sự cố sẽ phản ánh sự hoàn thiện của hệ thống an toàn trong nhà máy.
Chúng ta hãy đến với chia sẻ của Mr Duy – Chuyên gia 5S Kaizen – Công ty CP tư vấn VJIP trong một tình huống của dự án mà anh ấy đang tư vấn.

Tai nạn lao động trong sản xuất luôn có thể xảy ra

Đầu tiên, tôi rất tiếc khi nghe tin một số vụ tai nạn đã xảy ra tại nhà máy của anh chị, đặc biệt là đã có tai nạn nghiêm trọng dẫn đế công nhân phải nghỉ việc. Tuy nhiên, mọi người đừng quá lo lắng, điều quan trọng là chúng ta cần phải làm gì để các tai nạn tương tự không lặp lại và các nguy cơ tiềm ẩn phải được phát hiện. Trước tiên xin chia sẻ với mọi người là có rất nhiều tập đoàn lớn trên thế giới vẫn có những tai nạn nghiêm trọng xảy ra hàng năm. Mặc dù họ có hệ thống kiểm soát an toàn tiến tiến. Vậy tại sao tai nạn vẫn xảy ra ? Câu trả lời là: Vì vẫn có những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra tai nạn chưa được phát hiện và loại bỏ. Nói như vậy thì có một số bạn sẽ hỏi tại sao nhà máy chúng ta hệ thống an toàn chưa được hoạt động tốt, rank a (những điểm có nguy cơ cao và nếu xảy ra sẽ rất nặng) tồn tại rất nhiều chưa được kiểm soát mà ít khi hay có những năm không xảy ra tai nạn ??? Câu trả lời có thể là: May mắn ( Lucky management). Như vậy có nghĩa là tại nạn mới xảy ra ở nhà máy chúng ta gần đây lại là lời cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta phải tiếp tục lỗ lực hoạt động an toàn mọi lúc, mọi nơi, mọi phòng ban, mọi người.

Để đảm bảo an toàn trong nhà máy chúng ta cần duy trì một số công viêc:

I. Phòng ngừa tai nạn xảy ra:

1. Quản lý các rank aA, aB: Loại bỏ chúng hoặc hạ cấp độ của chúng xuống aB, ab và đưa vào kiểm tra định kỳ –> Quản lý cấp cao cần follow tiến độ
2. Tiếp tục đào tạo an toàn sản xuất cho toàn bộ công nhân viên càng sớm càng tốt, và đào tạo nhắc lại 1 lần / 1~2 năm
3. Tổ chức huấn luyện: Để Công nhân và quản lý có thêm kiến thức về các mối nguy hiểm tiềm ẩn có thể xảy ra tai nạn
4. Triển khai hoạt động quản lý điểm rủi ro mất an toàn đến công nhân –> để công nhân và quản lý phát hiện các mối nguy hiểm tiềm ẩn có thể xảy ra mất an toàn tại từng công đoạn làm việc –> Quản lý đưa ra biện pháp khắc phục
5. Tổ chức triển khai duy trì hàng tuần kiểm tra an toàn từng xưởng theo tuần –> Nỗ lực giải quyết các vấn đề phát hiện –> Quản lý cấp cao cần follow tiên độ
6. Duy trì cập nhật bảng hoạt động an toàn cập nhật kế hoạch hoạt động các thông tin về đào tạo, tai nạn ….
7. Đưa các chú ý ( key point) an toàn vào tài liệu hướng dẫn sản suất
8. Duy trì tổ chức báo cáo hoạt động an toàn đến quản lý cấp cao 1 tháng / lần cho tất cả các xưởng

II. Khi có tai nạn xảy ra tại nhà máy hoặc các tai nạn tại các nhà máy tương tự:

1. Nếu tai nạn xảy ra tại nhà máy chúng ta đề nghị mọi người xử lý theo các bước đã học bên dưới
2. Nếu tai nạn xảy ra ở các nhà máy có tính chất sản xuất giống chúng ta –> Đề nghị xem xét các nguy cơ có thể xảy ra tương tự tại nhà máy chúng ta và loại bỏ chúng
Chúc các doanh nghiệp xây dựng hệ thống an toàn hiệu quả.