Qua một khảo sát nhỏ trong bài trước, chúng ta thấy rằng hiện nay có nhiều doanh nghiệp chưa biết tới 2 chỉ số quan trọng trong quản lý bảo trì. Vì vậy Khải muốn chia sẻ về 2 chỉ số này để mọi người có thể thực hành vào doanh nghiệp của mình.
Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'MTBF and MTTR (ta) (tb) (tc) (ta) Start mass production by molding Failure occurrence Repairing Repairing completed t1~t4 Period of using the mold (ta)~(ta) Repairing period n Σ MTBF= n=1 tn t1+t2+t3+t4 (Mean Time Between Failures) MTTR= n=a tn ta+tb+tc+td (Mean Time Το Repair)'
1. Về chỉ số MTBF – mean time between failure – Thời gian trung bình giữa 2 lần hư hỏng (hoặc sự cố) là chỉ số đo lường theo công thức như hình dưới, có ý nghĩa là: trung bình sau bao lâu thì thiết bị bị hư hỏng. Nếu chúng ta áp dụng 1 chương trình bảo trì cho thiết bị đó ví dụ như Bảo trì tự quản hoặc bảo trì theo kế hoạch một cách nghiêm túc đều đặn, thì khi có dữ liệu MTBF đủ dài, chúng ta có thể đánh giá được độ tin cậy của thiết bị. ở tại thời điểm chúng ta xem số liệu MTBF, chúng ta có thể áng chừng sau bao lâu thì thiết bị sẽ hư hỏng. Bởi vậy, MTBF càng dài thì càng tốt. Những nỗ lực bảo trì cho 1 thiết bị nào đó của chúng ta sẽ được chứng minh bởi MTBF.
2. Về chỉ số MTTR – Mean Time to Repair – Thời gian trung bình sửa chữa là chỉ số đo lường theo công thức như hình dưới, có ý nghĩa là: Khi thiết bị hư hỏng, chúng ta mất bao lâu để khắc phục sự cố đó. Nếu chúng ta đang nỗ lực để cải thiện năng lực của bộ phận bảo trì, thì đây chính là chỉ số phản ánh tốt nhất. Chỉ số này cho chúng ta biết năng lực của bộ phận bảo trì, bởi vậy chỉ số này càng ngắn càng tốt. Thông thường để cải thiện chỉ số này, chúng ta tác động vào công tác dự phòng vật tư, kỹ năng của nhân viên bảo trì và công tác 5S.
KHAI THÁC ĐƯỢC GÌ TỪ 2 CHỈ SỐ NÀY
– Khi lập kế hoạch sản xuất, ở phần đánh giá nguồn lực có, bạn hãy loại bỏ đi thời gian hư hỏng (dự báo) của thiết bị. Ví dụ, 1 thiết bị có MTBF là 15 ngày, và MTTR là 5h. Suy ra, khi lập kế hoạch 1 tháng, bạn có thể (hoặc không) trừ bỏ đi 10h trong quỹ nguồn lực bạn có với thiết bị đó.
– Bạn có thể dùng để phân hạng (Ranking) thiết bị, để biết thứ tự ưu tiên trong công tác sản xuất hoặc công tác lập kế hoạch bảo trì.
– Nắm bắt MTBF và MTTR của từng bộ phận trong thiết bị, có thể giúp chúng ta dự phòng vật tư tốt hơn, tránh để tình huống hư hỏng bất ngờ xảy ra. Điều đó cũng có nghĩa rằng chi phí bảo trì của chúng ta cũng giảm cả khúc lớn.
– Không cần đắn đo về KPI của bảo trì để công bằng trong tính lương nữa, hãy chọn nó
ĐO MTBF và MTTR như thế nào?
Bạn hãy lập nhật ký bảo trì bảo dưỡng, trong nhật ký hãy ghi rõ như sau: Ngày nào, máy nào (mã máy), hư hỏng gì, thời gian khi nào bắt đầu hư hỏng, thời điểm bắt đầu sửa, thời điểm kết thúc sửa, thời điểm chạy lại, loại phụ tùng thay thế. ghi vào excel sẽ dễ lập báo cáo hơn cả.
Nếu doanh nghiệp chưa có chỉ số này, chúng ta cũng biết về chi phí bảo trì đang ….hơi cao, vậy hãy thử áp dụng 2 chỉ số này xem sao.