Henry Ford (1863-1947) là một trong những người đầu tiên tiên phong áp dụng sản xuất dây chuyền lắp ráp trong ngành công nghiệp ô tô. Ông không chỉ cách mạng ngành công nghiệp sản xuất ở Hoa Kỳ và Châu Âu mà còn có nhiều ảnh hưởng tới kinh tế và xã hội thế kỷ XX – phối hợp giữa sản xuất hàng loạt, tiền lương cao và giá thành sản phẩm thấp cho người tiêu dùng, tạo nên “Chủ nghĩa Ford” (Fordism). Năm 1903, ông thành lập Ford Motor Company, và 5 năm sau tung ra mẫu xe Model T đầu tiên với các bộ phận được tiêu chuẩn hóa, có thể hoán đổi cho nhau và vào năm 1913, tạo ra dây chuyền lắp ráp ô tô chuyển động đầu tiên trên thế giới.

Henry Ford

Dây chuyền lắp ráp của Henry Ford là điểm nhấn trong lịch sử quy trình kinh doanh, nơi sức mạnh của quy trình được xác định và thay đổi cách chúng ta làm việc mãi mãi. Đổi mới quy trình và cách mạng hóa quy trình sản xuất bằng cách giảm chi phí sản xuất, mở ra quyền sở hữu ô tô cho tất cả mọi người, không chỉ những người giàu có.

Dây chuyền lắp ráp Henry Ford ra đời thế nào?

Với mong muốn mang ô tô đến với mọi người, Henry Ford đã quyết tâm giảm giá ô tô của mình và tìm mọi cách để chế tạo chúng hiệu quả hơn cũng như tìm cách để tăng đáng kể sản lượng của nhà máy. Henry Ford nhận thấy chuyển sản phẩm đến tay công nhân thay vì công nhân đi đến sản phẩm có vẻ như là một cách sử dụng hiệu quả hơn thời gian và nguồn lực. Từ đó dây chuyền lắp ráp chuyển động ra đời. 

Dây chuyền lắp ráp lần đầu tiên được lắp đặt vào ngày 1 tháng 12 năm 1913 tại nhà máy Highland Park ở Michican Hoa Kỳ. Điều làm cho dây chuyền lắp ráp trở nên độc đáo là yếu tố chuyển động, việc sử dụng dây chuyền lắp ráp chuyển động cho phép công việc được giao trực tiếp cho người lao động, giúp họ không phải di chuyển xung quanh gây lãng phí thời gian quý báu. Chiếc xe bắt đầu được kéo xuống dây chuyền và chế tạo từng bước. Lúc đầu, nó được kéo bằng một sợi dây, sau đó được cải tiến thành một cơ cấu xích chuyển động đơn giản. Quy trình mới đã khiến Model T được chế tạo chỉ trong 90 phút thay vì 12 giờ như trước đó.

Ô tô Ford Model T

Nguyên lý dây chuyền lắp ráp của Henry Ford

Ford đã phát triển dây chuyền lắp ráp này với bốn yếu tố chính:

  • bộ phận có thể thay thế
  • dòng chảy liên tục
  • phân công lao động
  • Giảm thiểu lãng phí và công sức

Tác động của dây chuyền lắp ráp Henry Ford 

Tác động của dây chuyền láp ráp của Henry Ford là ngay lập tức và rất đáng kể. Thời gian chế tạo một chiếc ô tô từ 12 giờ xuống còn 1 giờ 33 phút, việc này bắt đầu lan rộng và ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác. Bằng cách sử dụng các bộ phận có thể thay thế, doanh nghiệp có thể phát triển và cải thiện dòng chảy liên tục của sản phẩm cũng như lao động, tiền lương và giờ làm việc. 

Khi các yếu tố này được cải tiến, nó sẽ giảm lãng phí năng lượng và công sức. Việc sản xuất ô tô không còn chỉ nằm trong tay những người thợ lành nghề, mà cho phép lao động phổ thông đảm nhận một lượng lớn nhiệm vụ vì chúng dễ dàng thay thế hơn nhiều. 

Dây chuyền lắp ráp chuyển động Model T

Xã hội cũng bị ảnh hưởng bởi dây chuyền lắp ráp Henry Ford theo nhiều cách tích cực, chẳng hạn như tạo thêm nhiều việc làm cho những người lao động có tay nghề thấp

Tăng lương giảm giờ làm

Tuy nhiên, khi công việc lắp ráp ô tô giờ đây đã được đơn giản hóa, các công nhân bắt đầu rời Ford Motor Company để làm việc cho các đối thủ cạnh tranh của họ. Các công nhân thấy dây chuyền lắp ráp hoạt động nhàm chán vì giờ đây họ chỉ làm một hoặc hai nhiệm vụ thay vì làm việc để chế tạo toàn bộ chiếc xe. Ngoài ra, họ không thích thời gian nghiêm ngặt mà dây chuyền lắp ráp chuyển động yêu cầu và áp lực phải hoàn thành tất cả các nhiệm vụ của mình trước khi chiếc xe di chuyển tới.  

Để thuyết phục công nhân ở lại với Ford Motor Company, Henry Ford đã giới thiệu ngày làm việc 5 đô la – gấp đôi tiền lương hằng ngày nhận được của công nhân. Henry Ford không chỉ tăng lương cho nhân viên mà còn giảm số giờ làm việc của họ. Các ca làm việc được xuống một giờ và trả lương cao hơn cho nhân viên. Việc giảm thời lượng ca làm việc cho phép Ford tạo ca thứ ba và thuê thêm công nhân. Dây chuyền lắp ráp đã giúp Ford Motor Company trở thành một công ty hoạt động 24 giờ.

Ford giới thiệu ngày làm việc 5 đô la

Tự động hóa quy trình sản xuất

Phương pháp sản xuất dòng chảy liên tục từ các nhà máy sản xuất thực phẩm đã truyền cảm hứng cho Henry Ford. Các vật phẩm cần thiết trong quy trình sản xuất được cải thiện chuyển động, các băng tải và ròng rọc để chế tạo động cơ và hộp số đã được các nhân viên sử dụng.

Vào tháng 2 năm 1914, một băng tải cơ giới hóa đã được thêm vào để di chuyển các vật dụng khác với tốc độ 6 feet mỗi phút. Cùng với tốc độ tăng tốc, dây chuyền lắp ráp của Henry Ford đã giúp công ty ông có thể sản xuất nhiều ô tô đặc biệt hơn.

Điều này dẫn đến ngày 4 tháng 6 năm 1924, Model T thứ mười triệu được phát triển và chuyển giao từ dây chuyền lắp ráp.

Model T được sản xuất nhanh chóng và hàng loạt

“Chủ nghĩa Ford” (Fordism) cũng phát triển từ dây chuyền lắp ráp chuyển động. Fordism đề cập đến sản xuất quy mô lớn kết hợp với tiền lương cao hơn, chủ nghĩa này đã lan sang các ngành khác sau “ngày 5 đô la” do Công ty Ford Motor khởi xướng. Động thái này của Ford đã được các công ty khác làm theo và thay đổi thế giới kinh doanh và sản xuất trên toàn quốc khi người lao động bắt đầu tìm kiếm những công việc có mức lương cao hơn và thời gian làm việc ngắn hơn.

Một kết quả quan trọng của dây chuyền lắp ráp chuyển động là việc giảm giá thành cho Model T. Năm 1908, chiếc xe được bán với giá 825 đô la và đến năm 1925, nó chỉ được bán với giá 260 đô la, khiến chiếc xe trở nên hợp túi tiền hơn đối với mọi người ở khắp mọi nơi. Đặc biệt nhất, nó cho phép nhân viên của Ford Motor Company có thể có cuộc sống tốt hơn và có thể mua được sản phẩm mà họ chế tạo.