Không thể phủ nhận,  COVID-19 đã gây ra bệnh tật và gây tử vong với những con số không thể tưởng tượng nổi trong xã hội hiện đại. Lần đầu tiên kể từ khi bùng phát đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918, thế giới mới chứng kiến một lượng ca nhiễm và tử vong đáng kể như vậy trong một thời gian ngắn. Mặc dù ban đầu COVID-19 được so sánh với bệnh cúm thông thường, nhưng khi đạt tới “cơn thịnh nộ”, nó đã gây ra hơn 48 triệu ca nhiễm và cướp đi sinh mạng của hơn 780.000 người chỉ tính riêng tại Hoa Kỳ, theo số liệu thống kê vào ngày 1 tháng 12 năm 2021 của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh. Nó cũng gây ra những sự chia rẽ về chính trị  khi các bên thực hiện các biện pháp đấu tranh khốc liệt, bao gồm ban hành lệnh phong tỏa và một loạt các yêu cầu, nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân. Và, nó đã vĩnh viễn thay đổi những gì lâu nay được coi là quy trình vận hành bình thường trong cuộc sống và công việc của từng cá nhân. 

Tuy nhiên, COVID-19 vẫn tồn tại một khía cạnh tốt nếu xem xét tác động của nó tới cách những nhà sản xuất đánh giá về công nghệ.  COVID-19 đã gây ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ đầu tư vào công nghệ kỹ thuật số. Nó đã loại bỏ những hoài nghi trong việc thử áp dụng những công nghệ mới và non trẻ hiện nay.. Nó cũng như một lời cam kết  đầu tiên về sức mạnh các công nghệ từ xa – không chỉ trong môi trường văn phòng mà còn trong các nhà máy.

Do đó, chúng tôi đã đặt tên  cho COVID-19 là Nhà lãnh đạo Công nghệ IndustryWeek của năm 2021 chứ không dành cho bất kỳ cá nhân  nào khác. Bạn không đồng ý ư? Hãy xem COVID-19 đã làm được những gì nhé.

Thúc đẩy các khoản đầu tư sớm, nhà sản xuất đang dần phục hồi

Sự tác động  của COVID-19 đối với công nghệ sản xuất đã bắt đầu năm 2020 khi một nhóm các nhà sản xuất trong nhiều ngành công nghiệp đã chứng tỏ sự nhanh nhạy đáng kinh ngạc trong việc tạo ra những điểm xoay  thành công. Khi làm như vậy, các nhà sản xuất đã tận dụng một cách chiến lược bất kỳ công nghệ nào đã sẵn có – ngoài việc tăng cường đầu tư vào các công nghệ hấp dẫn và được cho là chưa được sử dụng (đáng chú ý nhất là sản xuất công nghệ in 3D) – để giải quyết tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng đối với các thiết bị y tế quan trọng, bộ xét nghiệm và thiết bị bảo hộ cá nhân. Những nỗ lực đó đã được ghi nhận rõ ràng tại Industry Week. Các điểm xoay đã thể hiện khả năng và tính chất phục hồi của các nhà sản xuất Mỹ.

Tất nhiên, những khoản đầu tư ban đầu đã vượt xa so với điểm xoay khẩn cấp. Ví dụ các khoản đầu tư vào công nghệ từ xa, vốn đã tăng lên trong thời gian các quốc gia thực hiện lệnh phong tỏa trên diện rộng, cùng được mở rộng quy mô. Đầu tư vào công nghệ văn phòng thế hệ mới tăng vọt, cho phép nhân viên duy trì năng suất làm việc ngay cả khi ở nhà. Tuy nhiên, sự gia tăng này không may đã tạo nên tình trạng thiếu chip đang diễn ra.

Các nhà sản xuất cũng áp dụng một loạt các giải pháp đã được thiết kế để cung cấp quyền truy cập từ xa an toàn vào nhà máy, thường khai thác từ các hệ thống IoT toàn diện, cho phép giám sát và hỗ trợ đưa ra quyết định kịp thời. Những khoản đầu tư ban đầu nào cũng thúc đẩy quá trình thử nghiệm và chấp nhận thiết bị công nghệ AR/VR/MR để đem lại cái nhìn chi tiết về cấu trúc cùng với khả năng  kết nối video nhanh chóng với các chuyên gia từ bên ngoài. Những công cụ này cung cấp quyền truy cập liền mạch vào các tài liệu, hướng dẫn công việc và những nội dung video cần thiết để giúp hoàn thành các nhiệm vụ một cách dễ dàng.

Mặc dù hầu hết các hoạt động sản xuất đã bình thường hóa trở lại, việc sử dụng các công nghệ này vẫn sẽ được tiếp tục hoặc được tăng cường khi các công ty tiếp tục tìm ra các ứng dụng mới và sáng tạo.

Tiến trình chuyển đổi, tạo ra kết quả

Để tuyên bố rằng chuyển đổi kỹ thuật số không nằm trên radar định hướng của hầu hết các nhà sản xuất trước đại dịch là điều dễ gây hiểu lầm. Hầu hết các nhà sản xuất đều biết đó là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, con đường chuyển đổi kỹ thuật số thường là một nỗ lực dài hạn với những thử nghiệm mới và bị cản trở do không thu hút được ngân sách cần thiết. Cũng có rất nhiều sự mơ hồ xung quanh việc chuyển đổi kỹ thuật số thậm chí liên quan đến việc đầu tư công nghệ nào sẽ thực sự quan trọng đối với hoạt động kinh doanh trong tương lai. 

COVID làm rõ tầm quan trọng của chuyển đổi kỹ thuật số và đẩy nhanh thời gian với tốc độ thần tốc. Điều này được thể hiện rõ ràng  trong kết quả từ rất nhiều những cuộc khảo sát. Theo một khảo sát với quy mô toàn cầu của McKinsey từ các giám đốc điều hành, các công ty đã tăng tốc số hóa từ ba đến bốn năm.

Và theo một báo cáo được trích dẫn nhiều bởi Twilio đã khảo sát 2.569 người đưa ra quyết định (decision-maker) của doanh nghiệp về chuyển đổi kỹ thuật số, những người được hỏi đã đồng ý (97%) rằng tác động của đại dịch đã làm ảnh hưởng đến việc tăng tốc trung bình trong 6 năm của nỗ lực số hóa.

Bằng cách nào mà chuyện này có thể xảy ra? Quay lại với báo cáo của McKinsey, “Khi những người được hỏi tại sao tổ chức của họ không thực hiện những thay đổi này trước cuộc khủng hoảng, hơn một nửa trong số đó nói rằng đó không phải mục tiêu kinh doanh hàng đầu.” Nói một cách đơn giản, COVID-19 không chỉ đặt vấn đề số hóa lên bàn cân, mà nó còn khiến việc chuyển đổi kỹ thuật số trở thành ưu tiên số một.

Các cam kết cấp C có nghĩa là đánh giá nhu cầu hoạt động có thể nhanh chóng vượt qua các rào cản điển hình. Hạn chế tài chính đã giảm thiểu, qua cuộc khảo sát của Twilio, cho thấy số doanh nghiệp tăng thêm ngân sách cho việc chuyển đổi kỹ thuật số đã đạt tới con số 79%. Các tổ chức đã bỏ qua các giai đoạn thí điểm thông thường và bắt đầu triển khai ngay quy trình. Họ đã nhận ra các vấn đề đang kìm hãm họ và quyết định vượt qua với tâm lý “thất bại nhanh”, để đưa ra các giải pháp kỹ thuật số phù hợp.

Mặc dù các nhà sản xuất lớn hơn như Mars, Stanley Black & Decker và Wabtec đã rất mong muốn được chia sẻ những câu chuyện về quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của họ, nhưng thành công không chỉ giới hạn ở những doanh nghiệp lớn trong ngành. Như kết quả khảo sát đã chứng minh, các nhà sản xuất ở mọi quy mô và mọi loại ngành đều đã thực hiện những cú chuyển mình đầy ngoạn mục.

Ông Stu Carlaw, giám đốc nghiên cứu của ABI Research, nhắc lại những suy nghĩ này với IndustryWeek, rằng ba tháng đầu tiên của đợt giãn cách đã giúp chúng ta chứng kiến được sự phát triển công nghệ vượt trội hơn nhiều so với 3 năm qua khi các CEO tìm cách tăng giá cổ phiếu bằng những báo cáo tích cực, tăng cường hoạt động trong những thời điểm không vững chắc và duy trì dòng tiền ổn định trong điều kiện thị trường đầy thách thức.

Một số lĩnh vực thú vị mà ABI Research ghi nhận đã có nhiều chuyển biến bao gồm:

  1. Xe chở hàng tự động trong nhà máy.
  2. Trang bị nhanh chóng và linh hoạt để tạo ra các dòng sản phẩm mới nhanh hơn so với thông thường.
  3. Mô phỏng và đồng thời thiết lập kỹ thuật số để lập mô hình và quản lý tài sản.
  4. Bảo mật LTE và mạng di động cho liên lạc nội bộ.
  5. Cobots giúp sản xuất linh hoạt và nâng cao năng lực.
  6. Nền tảng low code và no code AI và ML để tạo nội dung end-point.
  7. Điện toán phân tán và điện toán kết hợp cho phép xử lý ít tập trung ở dữ liệu đám mây hơn và kiểm soát nhiều hơn ở biên và tại cơ sở.
  8. Tự động hóa giao hàng chặng cuối và kho bãi thông minh để giải quyết áp lực ngày càng tăng của chuỗi cung ứng.
  9. IoT nói chung đã trải qua nhiều cải tiến về kết nối tài sản và các dịch vụ có liên quan.
  10.  Dịch vụ bản địa hóa cho các tài sản có vị trí chính xác dần trở nên quan trọng hơn; Các cuộc tranh luận dường như đã bùng phát từ khi 5G trở thành công nghệ bản địa hóa hướng tới Wi-fi và các công nghệ tầm ngắn khác. 

Carlaw cho biết: “Cùng lúc với những điều này, công nghệ đã phát triển một cách thần tốc và chúng tôi nhận thấy một số công nghệ “xương sống” đã điều chỉnh để hỗ trợ điều đó. Điều này được thể hiện rõ ràng khi nhiều người đang chú ý nhiều vào an ninh mạng, đặc biệt là về IoT và 5G, cũng như các công nghệ khác  như OpenRAN, Wi-Fi 6, đám mây viễn thông, AI, mô phỏng, phân tích và quản lý thiết bị. Công nghệ là phản ứng cần thiết để giảm bớt một số áp lực về tài sản vật chất. Chúng tôi xem đây như là sự gia tốc của xu hướng đã được thiết lập (về mặt tài chính). Quan trọng là, điều này không có dấu hiệu chậm lại, có vẻ như sẽ sớm đạt được tốc độ mong muốn trong tương lai gần.”

Cải tiến quy trình đáng chú ý, bất chấp những tranh cãi

Mặc dù sản phẩm vắc xin cuối cùng đã phải đối mặt với sự phản đối không ngừng, tuy vậy, mong muốn làm chậm lại số trường hợp nhiễm COVID-19 đã làm thay đổi cách Hoa Kỳ phát triển, thử nghiệm, sản xuất và phân phối chúng.

 Bên cạnh đó, vắc xin đã có hiệu quả đáng kể trong việc đảm bảo cho những người dân đã tiêm chủng tránh phải nhập viện hay bị tử vong. Khi biến thể Delta xuất hiện ở Hoa kỳ, nó đã được đưa vào thử nghiệm hiệu quả của vắc xin. Trong khi tỉ lệ người nhập viện trong khu vực gia tăng đột biến, những người được tiêm chủng đầy đủ đã tránh khỏi việc đó. Cụ thể, CDC đã công bố một báo cáo cho biết rằng những người không tiêm chủng có nguy cơ nhập viện do COVID-19 cao gấp 29 lần.

Vậy tại sao nó lại quan trọng đến thế? Trước khi điều chế ra vắc xin Covid, vắc xin từng được phát triển nhanh nhất là vắc xin Quai bị, được tạo ra trong vòng 4 năm. Khi tuân theo quy trình 5 giai đoạn để phát triển và sau đó phát hành vắc xin, trung bình phải mất từ 10-15 năm với 2-7 năm là dành cho các giai đoạn điều chế và thử nghiệm tiền lâm sàng. Với vắc xin COVID-19, giấy phép sử dụng khẩn cấp đầu tiên đã được cấp chỉ sau 11 tháng.

Theo một bài báo trên trang Science News vào tháng 7 năm 2021 của Rachel Lance đã viết: “Điều bị loại bỏ không phải là khoa học hay các bài kiểm tra an toàn, mà là thời gian chờ đợi được đưa vào quá trình phát triển – chờ đợi kết quả và chờ đợi sự chấp thuận của các cơ quan quản lý.”

Nhu cầu về một quá trình phát triển siêu nhanh cũng đã mở ra cơ hội cho một bước đột phá về vắc xin sử dụng công nghệ mRNA. Hai trong số các vắc xin được phân phối rộng rãi ở thị trường Hoa Kỳ đó là Pfizer (được FDA chính thức phê duyệt vào tháng 8 năm 2021) và Moderna (hoạt động trong trường hợp sử dụng khẩn cấp), mỗi vắc xin đều được chọn sử dụng công nghệ mRNA. Không giống như các phương pháp truyền thống, phương pháp mRNA này tập trung vào việc giúp các tế bào tạo ra một loại protein kích hoạt phản ứng miễn dịch để tạo ra các kháng thể có khả năng bảo vệ bệnh nhân khỏi sự tấn công của virus.

Chủ tịch Jim Nyquist của Tập đoàn Emerson giải thích, việc chuyển đổi kỹ thuật số trong quá trình phát triển vắc xin cũng đóng một vai trò quan trọng. “Trải qua quá trình nén để tạo ra vắc xin đã giúp ngành công nghiệp xem xét lại tất cả các quy định.”

Sự linh hoạt mà chuyển đổi kỹ thuật số mang lại rất quan trọng đối với các nhà sản xuất vắc xin. Sử dụng COVID-19 làm ví dụ, vì là virus đột biến, nên các nhà sản xuất cần nhanh chóng đưa ra các loại thuốc mới lên mạng bằng cách sử dụng chính những dây chuyền sản xuất đó.

Ông cho biết: “Xử lý hàng loạt tự động và quản lý công thức tự động là vô cùng quan trọng vì chúng cho phép các nhà sản xuất thay đổi và có một bộ máy thích nghi và linh hoạt.” Ngoài ra, bộ  đôi kỹ thuật số có thể đóng vai trò to lớn giúp bạn sửa đổi nhà máy, bạn có thể lập mô hình thay đổi logic, thay đổi công thức và đào tạo người vận hành để sau khi loại thuốc mới nhận được sự phê duyệt thử nghiệm lâm sàng, nhà máy có thể ngay lập tức bắt tay vào sản xuất công thức. Thêm vào đó, có thể tạo ra việc tự động hóa các công thức nấu ăn, tự động hóa (các) cơ sở là chìa khóa để tái tạo mỏ vàng.”

Kết luận

Mặc dù mọi người chắc chắn đã sẵn sàng cho việc COVID-19 kết thúc, nhưng tác động của nó đối với xã hội và môi trường kinh doanh là không thể phủ nhận và tác động mạnh mẽ lên nhau. Trong khi đại dịch đã cướp đi sinh mạng của quá nhiều người, nó cũng đã tiếp thêm sức sống mới cho một môi trường sản xuất đã sẵn sàng cho sự chuyển đổi mới.

Theo: Industryweek