Năm vị trí công việc trong ngành sản xuất sẽ có sự thay đổi lớn trong tương lai

Trong tương lai, các nhà máy sẽ đòi hỏi một sự kết hợp hoàn toàn mới giữa các kĩ năng

Thực tế là chuyển đổi Kỹ thuật số và Công nghiệp 4.0 đang thay đổi các hoạt động sản xuất một cách rõ ràng. Đồng nghĩa các kĩ năng của quản lý sản xuất từ đó cũng phải thay đổi theo xu hướng hiện nay. Nhưng không phải ai cũng đủ khả năng để có những kĩ năng này. Nghiên cứu của Deloitte chỉ ra rằng 2,4 triệu công việc quản lý sản xuất sẽ không tìm được nhân lực chất lượng cao đáp ứng đủ yêu cầu công việc. Vậy câu hỏi được đặt ra là: Trong tương lai, các quản lý sản xuất cần năng lực và kỹ năng gì để thành công?

Ở bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra 5 vị trí công việc trong một nhà máy sản xuất và cách chúng sẽ phát triển trong tương lai. Cần phải nhấn mạnh rằng các kĩ năng là cực kỳ cần thiết cho những công việc này. Các Quản lý sản xuất sẽ cần phải trau dồi thêm những kĩ năng này để có thể tuyển dụng, đào tạo và nâng cao trình độ lao động.

Một xu hướng chung cho tất cả công việc dưới đây là “Xoay quanh con người” hay còn được gọi là kỹ năng mềm- thứ mà ngày càng trở nên quan trọng như kỹ năng kỹ thuật và sản xuất. Có thể kể đến, khi trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng phát triển, con người sẽ ít tham gia vào hoạt động sản xuất thủ công mang lại giá trị thấp. Thay vào đó con người sẽ đảm nhận các công việc giữa còn người với con người như là giải quyết vấn đề, giao tiếp, diễn giải, tư duy thiết kế và tương tác với khách hàng.

Năm vị trí công việc đang trở nên tân tiến hơn

Một số vị trí công việc trong nhà máy sản xuất đang  ngày càng thay đổi do đổi mới công nghệ. Chúng tôi đã chọn năm vị trí dưới đây để thể hiện rõ  sự đổi mới trong kỷ nguyên nhà máy thông minh. Từ đó có thể thấy rằng các công việc trong ngành sản xuất sẽ tiếp tục phát triển như thế nào.

Nhân viên lập kế hoạch sản xuất

Các nhân viên lập kế hoạch sản xuất chuyển từ quản lý các vấn đề của từng phân xưởng sản xuất một cách thụ động sang quản lý một cách chủ động bằng cách phân tích chi tiết dữ liệu, quản lý bất thường và xác định cơ hội để cải tiến liên tục. Nhân viên lập kế hoạch sản xuất thay vì sử dụng các quy trình thủ công để theo dõi nguồn cung cấp và vị trí hàng tồn kho thì sẽ sử dụng phân tích dự đoán và bản sao kỹ thuật số (Digtal twins) để tối ưu hóa lịch trình sản xuất  và chủ động quản lý các vấn đề liên quan đến nguồn cung. Những kỹ năng mới cần phải có của một nhân viên quản lý sản xuất bao gồm tăng cường sự nhạy bén trong kinh doanh, cải tiến liên tục (Lean và 6 sigma), phân tích và trực quan hóa dữ liệu, ra quyết định dựa trên dữ liệu thực tế (data-driven decision making-DDDM) để diễn giải những thông tin chi tiết và các mẫu từ dữ liệu sản xuất. Họ cũng sẽ cần nhạy bén hơn khi sử dụng các bản sao kỹ thuật số (Digtal twin) để lập lịch trình và nắm bắt cách tăng cường sử dụng các công nghệ như Robot hay cảm biến IoT cho các dây chuyền sản xuất.

Kỹ sư công nghiệp

Bên cạnh các phương pháp tự động hóa, các kỹ sư công nghiệp sẽ cần sử dụng thành thạo các giải pháp công nghệ số như là bản sao kỹ thuật số (Digtal twin)  hay hệ thống thực-ảo cyber-physical systems (CPS) để tạo ra sự kết nối bền vững giữa các quy trình sản xuất và tối ưu hóa hoạt động của phân xưởng sản xuất. Các kỹ sư công nghiệp sẽ tập trung vào việc tối ưu hóa các tương tác giữa người với máy và trở thành cầu nối giữa công nghệ vận hành (OT) và công nghệ thông tin (IT).

Những kỹ năng mới cần phải có của một kỹ sư công nghiệp bao gồm sự đam mê tìm hiểu để cập nhật xu hướng công nghệ và sản xuất mới nhất; dự đoán rủi ro (Hay còn gọi là khẩu vị rủi ro Risk appetite); thử nghiệm và đổi mới; nhạy bén hơn về kỹ thuật và nắm rõ cách cộng tác với nhóm Agile/DevOps IT để có thể thử nghiệm và kiểm tra các tối ưu hóa công nghệ mới trong phân xưởng sản xuất. Các kỹ sư công nghiệp cũng sẽ cần các kỹ năng trong các lĩnh vực thiết kế hệ thống sản xuất, thu thập dữ liệu, ngôn ngữ Python, ngôn ngữ lập trình (R)  và các ngôn ngữ lập trình khác và việc triển khai các công nghệ bao gồm co-bot, cảm biến IoT, bản sao kỹ thuật số (Digtal twins) và Công nghệ đeo trên người (Wearable Technology)

Nhân viên sản xuất

Các nhà nhân viên sản xuất ngày nay có xu hướng chuyên môn hóa một máy hoặc một dòng sản phẩm, phụ thuộc vào sự am hiểu về chuyên môn, hướng dẫn của người giám sát, đánh giá cá nhân trong việc giám sát máy móc và quy trình. Trong tương lai, các nhân viên sản xuất sẽ sử dụng các công cụ công nghệ số như là Digtal twins và hệ thống gợi ý (Recommendation engine) để chủ động xác định và giải quyết các vấn đề. Nhân viên sản xuất sẽ được đào tạo như những chuyên viên để có thể làm việc trên nhiều máy móc và dòng sản phẩm khác nhau.

Chuyền trưởng

Các chuyền trưởng sẽ chuyển từ lao động thủ công và giải quyết vấn đề thụ động sang xác định và phòng ngừa vấn đề một cách chủ động thông qua các quy trình và công cụ tự động.

Trong tương lai, các chuyền trưởng sẽ cần có kỹ năng trong các công tác huấn luyện, quản lý nhóm, cải tiến liên tục, sử dụng dữ liệu theo thời gian thực để xác định nguyên nhân gốc rễ và ngăn ngừa các vấn đề tái diễn. Họ cũng sẽ cần phải học tập chuyên sâu về bảo trì dự báo theo quy định, nắm bắt sự phát triển công nghệ trong các lĩnh vực IoT, Digtal twins, Robotics và tự động hóa máy móc.

Kỹ sư chất lượng

Các kỹ sư chất lượng ngày nay thường  chỉ thực hiện các thay đổi để phản ứng lại các khiếu nại của khách hàng, sản lượng không đạt yêu cầu hoặc sản phẩm bị lỗi. Trong tương lai, kỹ sư chất lượng sẽ có thể theo dõi các quy trình sản xuất theo thời gian thực, dự đoán các vấn đề về chất lượng trước khi chúng xảy ra, đồng thời nhanh chóng theo dõi và chẩn đoán mọi vấn đề thông qua việc sử dụng Digital twins, mô hình học máy (Machine learning), phân tích dữ liệu nâng cao và khả năng áp dụng kiểm soát chất lượng thông minh.

Trong tương lai, các kỹ sư chất lượng sẽ cần các kỹ năng tư duy phân tích cao hơn; khả năng sử dụng mô hình 3D để sản xuất dựa theo mô hình; khả năng làm việc nhóm trong quá trình thiết kế với tư cách là một phần của nhóm Agile; hiểu biết về Big data, Data science và Machine learning; và khả năng tạo, thao tác và diễn giải dữ liệu insights về dữ liệu từ các mô hình ảo của quy trình sản xuất như là digital twins

Nhà máy thông minh: Nơi Con người + Máy móc = Thành công

Ngoài năm công việc trên, nhiều công việc sản xuất khác cũng phải tự động hóa, nhưng không có nghĩa là con người sẽ bị máy móc thay thế. Trên thực tế, tự động hóa mang lại cơ hội cho những quản lý sản xuất giỏi phát triển và trau dồi các kỹ năng mới. Ngoài nhu cầu về nhân tài những người có thể thích nghi với công nghệ mới và có mức độ nhạy bén kỹ thuật số cao, còn có nhu cầu quan trọng về các kỹ năng của con người mà máy móc không thể thực hiện. Các kỹ năng trong các lĩnh vực như tư duy khái niệm, ra quyết định, giải quyết vấn đề, diễn giải, đổi mới và thiết kế vẫn là những kĩ năng quan trọng không thể thay thế. Thậm chí cao hơn nữa là các kỹ năng mà máy móc không thể đạt được tới là các khả năng như quản lý nhóm, giao tiếp hiệu quả, giải quyết xung đột và xây dựng mối quan hệ.