Lập kế hoạch sản xuất và điều độ sản xuất cho doanh nghiệp nhiều mã hàng mới trong ngày
Hiện nay đa phần các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam là cỡ vừa và chủ yếu là gia công, phần đa trong số đó là lượng đơn hàng gia công với rất nhiều mã. Những doanh nghiệp ngành cơ khí, nhựa, kim hoàn, bao bì, may mặc rất rõ điều này, có ngày lượng mã hàng chạy trong nhà máy có thể tính tới hàng trăm. Số lượng mã hàng nhiều, nhỏ lẻ và có khi chiếm tới 30% -70% là mã hàng mới gây không ít khó khăn cho công tác lập kế hoạch sản xuất. Đây là chủ đề mà Khải đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu tìm giải pháp cho khách hàng để cải thiện hệ thống sản xuất và giảm lãng phí/tổn thất do đơn hàng gấp, nhỏ lẻ gây ra. Đặc điểm công tác lập kế hoạch cho các dạng đơn hàng này phụ thuộc rất nhiều vào nhân sự lập kế hoạch, họ phải là người lâu năm CẢM NHẬN được năng lực công đoạn và CẢM NHẬN được mức độ khó dễ của đơn hàng.
Tuy nhiên nếu cứ phụ thuộc vào nhân sự quá nhiều, độ tin cậy của hệ thống sản xuất sẽ giảm và hầu như không đo lường được một chỉ số quan trọng: Năng lực sản xuất của nhà máy, không biết chúng ta sử dụng bao nhiêu nguồn lực được cấp để đáp ứng đơn hàng, và có những phương án nào để cải thiện năng lực của nhà máy…. Khi không biết hiện trạng tốt xấu của nhà máy cũng là thời điểm lãnh đạo không còn có thể quản lý được sản xuất kinh doanh. Hệ lụy từ đây mà ra.
Mỗi doanh nghiệp có một đầu bài khác nhau tùy thuộc vào loại hình sản phẩm, đặc điểm đơn hàng và công đoạn, tuy nhiên Khải có một số gợi ý cách thức đưa hoạt động lập kế hoạch cho các đơn hàng dạng này vào hệ thống, để ít nhất người quản lý có thể kiểm soát được công tác lập kế hoạch và điều độ dựa trên năng lực.
– Mọi thứ đề xuất phát từ tiêu chuẩn hóa, cần tiêu chuẩn đơn hàng đầu vào và group các đơn hàng này theo các nhóm có những đặc tính chung, tiến hành phân hạng cho đơn hàng đầu vào
– Xây dựng thời gian cơ sở (hoặc C/T hoặc Routing mã hàng…) cho từng mã hàng (bắt buộc)
– Tiếp theo phải thống kê được năng lực sản xuất được cấp (dùng manpower hoặc Machine Capa) của từng ngày, phân bổ theo từng ca kíp
– Tạo Master Production Schedule để nắm bắt lịch trình khởi dứt của từng mã hàng trong nhà máy
– Bắt đầu rải kế hoạch và cân đối giữa năng lực được cấp và năng lực cần của đơn hàng, nếu thấy vượt quá năng lực cấp thì giảm bớt đơn hàng của công đoạn trong ngày/ca đó, nếu thiếu thì bổ sung thêm hoặc để trạng thái chờ đơn hàng mới bổ sung
(Đây là bước quan trọng)
– Cuối cùng là cập nhật kết quả thực tế để tính năng suất, 2 chỉ số gồm: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất, tỷ lệ % hiệu quả sử dụng nguồn lực
Theo thời gian, mức độ tiêu chuẩn hóa ở bước đầu tiên càng cao, thời gian cơ sở càng sát thì công tác lập kế hoạch và điều độ càng hiệu quả.
(Hình ảnh là logic lập kế hoạch sản xuất và kế hoạch vật tư trong hệ thống sản xuất)
Không có mô tả ảnh.