Để theo đuổi tính hiệu quả ngày càng đòi hỏi cao, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa  tập trung đến tính linh hoạt và khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng. Tình hình này đòi hỏi những ưu tiên tái cân bằng. Hãy xem xét qua các trang trại trồng thực phẩm cho người tiêu dùng ở Trung Quốc. Trước đại dịch COVID-19, những trang trại này hoạt động với hiệu quả cao và cung cấp các sản phẩm với chi phí thấp nhất có thể. Ngày nay, thị trường thương mại đã dần lụi tàn, và nông dân buộc phải phá bỏ rau củ hoặc tiêu hủy đàn gia súc, những nạn nhân tài chính của sự thay đổi không thể lường trước được. Để chống chọi với cuộc khủng hoảng, hoặc tốt hơn là vượt qua nó một cách mạnh mẽ, các nhà sản xuất phải cân bằng giữa việc tối ưu chi phí và hiệu quả mô hình JIT cùng sự nhanh nhẹn và nhạy bén trong việc phản ứng với những thay đổi của thị trường.

Sau đây là một số thành phần trong mô hình chuỗi cung ứng JIT:

Sự đơn giản

Đơn giản hóa chuỗi cung ứng sẽ cho phép các nhà sản xuất tập trung vào việc thích ứng với những thay đổi từ ngoại cảnh. Công ty Harley-Davidson gần đây đã công bố “Rewire Playbook” giảm khối lượng sản xuất để phản ứng với nhu cầu giảm, đồng thời loại bỏ một số mô hình. Bằng cách đơn giản hóa, họ đang tăng cường tập trung vào các sản phẩm mà khách hàng quan tâm nhất.

Ngoài ra, việc thuê ngoài các hoạt động không phải cốt lõi của doanh nghiệp cũng là một cách giúp những nhà quản lý dành được nhiều thời gian và sự chú ý cho hoạt động hỗ trợ việc kinh doanh liên tục.

Trong môi trường hiện tại, ngay cả những nhà cung cấp lâu năm cũng nên kiểm chứng lại về khả năng thanh toán tín dụng (credit worthiness) và khả năng phục hồi sau khủng hoảng. Đơn giản hóa nhiệm vụ bằng cách lựa chọn nhà cung cấp cho những nhiệm vụ quan trọng.

Sự hợp tác

Ưu tiên các đối tác có kỹ năng, nguồn lực và kiến thức sẽ nâng cao năng lực của công ty và giảm thiểu rủi ro. Những nhà cung cấp hoạt động ở nhiều thị trường hoặc có tính linh hoạt sẽ giúp làm tăng sự nhạy bén của công ty. Những yếu tố đó sẽ liên quan đến tất cả các quyết định tìm nguồn cung ứng.

Khả năng thích ứng 

Cân nhắc việc sản xuất tiếp cận thị trường bán, nắm giữ lượng hàng tồn kho lớn hơn đối với các mặt hàng nhạy cảm (sensitive goods) hoặc nguồn cung ứng kép các sản phẩm chủ chốt. Xây dựng thông tin chi tiết và tầm nhìn chiến lược để tạo nên sự thay đổi bằng cách loại bỏ các công đoạn giữa sản xuất và khách hàng tiêu thụ cuối cùng. Để sớm nhận được phản hồi trực tiếp về điều kiện của thị trường, hãy thử tham khảo  những đặc điểm sản xuất tại nước ngoài hoặc ở các thị trường tiêu thụ chính.  

Kế hoạch dự phòng

Để giảm thiểu rủi ro, hãy xây dựng kế hoạch dự phòng (plan B). Năm ngoái, số lượng công ty vận tải đường bộ phá sản đã đạt mức cao nhất từng có từ trước đến nay. Tốc độ phá sản của ngành này tiếp tục tăng lên do việc hủy dịch vụ hàng không và đường biển cũng như giá cước hàng không cao ngất ngưởng. Thế giới sẽ chứng kiến thêm nhiều vụ phá sản vận tải đường bộ nội địa vào cuối năm nay cùng với các phi vụ hợp nhất các hãng hàng không và đường biển. Để bảo vệ doanh nghiệp tránh khỏi sự gián đoạn và biến động giá cả, hãy thiết kế và đưa vào hoạt động kế hoạch B cho từng nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng của mỗi doanh nghiệp.

Sự đổi mới

Rủi ro của sự thay đổi có thể sẽ giảm xuống khi có khủng hoảng. Nếu có thứ gì không hoạt động hôm nay, rủi ro sẽ thấp hơn khi thử nghiệm thứ mới. Một loạt những thay đổi trên thị trường mà các doanh nghiệp đang trải qua hiện nay – sự chuyển tiếp sang thương mại điện tử, sự phát triển của các dịch vụ giao hàng mới và làm việc tại nhà (working from home) . Suy nghĩ về những lợi ích của Doanh nghiệp khi có sự đổi mới. Công ty cần tăng tốc độ ra quyết định và có phương án thích ứng với hoàn cảnh thay đổi . Để diễn giải điều này, ông Rahm Emanuel – chính trị gia người Mỹ – nói rằng “Đừng để một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trở thành lãng phí, hãy biến nó thành cơ hội để làm những điều mà bạn không bao giờ nghĩ là có thể.”